ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là ĐDSH cây trồng và vật nuôi nông nghiệp.
Cây trồng, vật nuôi là những đối tượng thực vật, động vật và sinh vật khác được thuần hoá, chọn lọc và đưa vào canh tác, chăm sóc theo mục đích của con người (theo Từ điển tiếng Việt, 2007). Do đó, trong nghiên cứu này tập trung vào những loài mà con người chủ động về nguồn cung cây/con giống, năng suất, sản lượng được sử dụng cho các mục đích ăn uống và kinh tế. Bên cạnh đó cũng quan tâm tới các đối tượng được con người khác trong tự nhiên dùng cho các mục đích sinh hoạt, dịch vụ... của mình.
- Phạm vi nghiên cứu là: huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu khoa học do các tác giả trong và ngồi nước đã cơng bố về ĐDSH và ĐDSHNN của tỉnh Nghệ An. Tập trung tổng hợp số liệu đã có tại các các cơ quan quản lý chuyên ngành của tỉnh Nghệ An. Tìm kiếm thơng tin từ báo đài, internet, công bố của các tạp chí khoa học trong và ngồi nước có liên quan.
Kết quả thu được:
- Số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu.
- Tình hình phát triển nơng nghiệp, định hướng phát triển nông nghiệp, định hướng phát triển có liên quan đến bảo vệ và bảo tồn ĐDSH, các hoạt động phát triển khác ảnh hưởng tới ĐDSH (công nghiệp, dịch vụ, du lịch…).
- Các yếu tố do hoạt động canh tác, chăn nuôi, quản lý… ảnh hưởng đến ĐDSH và năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Tài liệu, số liệu có liên quan tới hướng nghiên cứu do các nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra để làm cơ sở cho nghiên cứu.
Từ các kết quả, số liệu thu được tiến hành tổng hợp sơ bộ đặc điểm và các thông tin liên quan đến ĐDSHNN huyện Nghĩa Đàn. Từ đó chọn lọc mục tiêu điều tra, đối tượng cho cuộc điều tra khảo sát.
Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn với nội dung phù hợp đáp ứng các thông tin phục vụ cho luận văn.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Thu thập, tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan tới hướng nghiên cứu do các nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra để làm cơ sở cho nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Do diện tích vùng nghiên cứu rất rộng và đi lại khó khăn cho nên đề tài lựa chọn phương pháp điều tra, khảo sát tổng hợp: Điều tra theo tuyến điển hình và điều tra phỏng vấn.
- Lựa chọn đối tượng và chia tuyến điều tra khảo sát. Cụ thể:
+ Tuyến 1: Điều tra tại các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nghĩa Trung, Nghĩa Liên, Nghĩa Mai, Nghĩa Yên.
+ Tuyến 2: Điều tra tại các xã Nghĩa Minh, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lợi, Nghĩa Thọ, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Tân, Nghĩa Sơn.
+ Tuyến 3: Điều tra tại các xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Phú, Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, Nghĩa An, Nghĩa Khánh, Nghĩa Đức, Nghĩa Hội, Thị trấn.
- Kết quả phiếu điều tra:
Dựa trên những người cung cấp thông tin quan trọng và phỏng vấn cộng đồng. Sử dụng các phiếu điều tra và thực hiện phỏng vấn trực tiếp người dân thuộc khu vực nghiên cứu. Cụ thể:
+ Tuyến 1: 32 phiếu. + Tuyến 2: 33 phiếu. + Tuyến 3: 33 phiếu.