Nguồn thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi Lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 62)

3.3 Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên

3.3.1 Nguồn thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi Lợn

Các loại chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi Lợn chủ yếu là phân thải và nƣớc rửa chuồng trại. Để ƣớc tính khối lƣợng chất thải rắn và nƣớc thải phát sinh từ các chuồng nuôi Lợn trong các hệ thống trang trại chúng tôi sử dụng hệ số phát thải đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu từ các cơng trình trƣớc đó.

Theo ƣớc tính của Cục Chăn ni trung bình mỗi con Lợn sẽ thải ra 2 kg phân/ngày. Từ đó ta có thể ƣớc tính đƣợc lƣợng phân thải ra ở các hệ thống trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang nhƣ trong bảng số 3.9.

Căn cứ vào số liệu bảng 3.9 có thể thấy, khối lƣợng chất thải rắn phát sinh trong các hệ thống trang trại Lợn của huyện Văn Giang dao động từ 0,4 đến gần 1,3 tấn/ngày/trang trại. Trong đó, các trang trại trong hệ thống AC có mức phát thải bình qn cao nhất với 1.260,50 kg/ngày/trang trại, tiếp đó là các trang trại trong hệ thống VAC với 750,00 kg/ngày/trang trại, hệ thống C với 464,80 kg/ngày/trang trại và thấp nhất là tại các trang trại thuộc hệ thống CV với mức trung bình là 416,25 kg/ngày/trang trại.

Bảng 3.9: Khối lƣợng phân thải phát sinh tại các hệ thống trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang.

Đơn vị: kg/ngày Giá trị VAC AC VC C Nhỏ nhất 200,00 320,00 200,00 206,00 Lớn nhất 2.000,00 3.400,00 830,00 840,00 Trung bình 750,00 1.260,50 416,25 464,80 Tổng 12.000,00 10.084,00 3.330,00 4.648,00 Trung vị 470 660 410 460 Độ lệch chuẩn 559,87 1.093,85 203,4 199,75

Phân thải của Lợn cũng giống nhƣ phân thải của các loại vật ni khác thƣờng có chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, chất dinh dƣỡng và một số vi khuẩn gây bệnh. Thành phần chính của phân Lợn có chứa khoảng 0,5% N; 0,3% P2O5 và 0,4

K2O (Lê Văn Cát, 2007). Do đó, nếu khơng đƣợc quản lý và xử lý đúng cách phân thải từ các chuồng nuôi Lợn sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, đặc biệt là cho mơi trƣờng nƣớc mặt.

Bên cạnh phân thải thì nƣớc thải phát sinh từ các chuồng nuôi Lợn cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Theo ƣớc tính của Cục Chăn ni bình qn mỗi con Lợn phát sinh khoảng 0,4 m3/ngày (bao gồm cả nƣớc tiểu và nƣớc rửa chuồng trại). Từ định mức phát thải này ta có thể ƣớc tính đƣợc lƣợng nƣớc thải phát sinh từ các hệ thống trang trại Lợn của huyện Văn Giang nhƣ trong bảng 3.10.

Bảng 3.10: Lƣợng nƣớc thải phát sinh từ các hệ thống trang trại Lợn

huyện Văn Giang (m3/ngày)

Giá trị VAC AC VC C Tổng Nhỏ nhất 4,0 6,4 4,0 4,12 18,52 Lớn nhất 40,0 68,0 16,6 16,8 141,40 Trung bình 15,0 25,21 8,33 9,3 57,84 Tổng 240,0 201,68 66,6 92,96 601,24 Trung vị 9,4 13,2 8,2 9,2 - Độ lệch chuẩn 11,2 21,88 4,07 3,99 -

Căn cứ vào bảng 3.10, có thể thấy tổng lƣợng nƣớc thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi Lợn của huyện Văn Giang là trên 600 m3/ngày. Trong đó, hệ thống VAC phát sinh nhiều nhất với 240 m3/ngày; tiếp đó là hệ thống AC với trên 200 m3/ngày; hệ thống C với trên 90 m3/ngày và thấp nhất là tại hệ thống VC với gần 70 m3/ngày. Nƣớc thải từ các chuồng nuôi Lợn thƣờng có lẫn thức ăn thừa, phân thải nên hàm lƣợng chất rắn, các hợp chất hữu cơ của Nitơ và Phốtpho cao do đó có khả năng gây ơ nhiễm mơi trƣờng lớn, đặc biệt là ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)