6. Cấu trúc luận văn
3.3. Quy hoạch sử dụng đất
3.3.7. Quy hoạch cấp điện:
- Hệ thống điện: Hiện xã có 9 trạm biến áp với tổng cơng suất 3050KVA. - Nguồn điện cao thế được cấp từ ĐDK hiện có. Trước mắt vẫn sẽ sử dụng nguồn điện trung thế này cấp cho các trạm biến áp xã Tây Tựu. Trong tương lai khi có quy hoạch chi tiết thành phố Hà Nội và các vùng lân cận, đường dây trung thế sẽ được ngầm hóa để phù hợp với quy mơ phát triển của thủ đô.
- Các trạm biến áp đã được xây dựng từ các năm trước đây hiện tại vẫn cịn có thể sử dụng được. Trong những năm tới đây dự kiến sẽ phát triển thêm quy mơ dân số theo hướng đơ thị hố và một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt việc tăng quy mô dân số và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai từ sản xuất nông nghiệp sang đất đô thị sẽ là những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng phụ tải điện. Vì vậy, cơng suất của các máy hạ thế hiện tại không đủ cung cấp điện cho toàn xã, cần xây dựng thêm các trạm hạ áp mới hoặc nâng cấp công suất các trạm cũ để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân trong toàn xã.
Tương lai lâu dài quy hoạch cấp điện xã Tây Tựu – huyện Từ Liêm sẽ chia ra các giai đoạn thực hiện để phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng lớn.
Giai đoạn 1: từ nay đến năm 2020
Giai đoạn 2: từ năm 2020 đến năm 2030 theo quy hoạch vùng thủ đô.
3.3.8. Quy hoạch thốt nƣớc thải và vệ sinh mơi trƣờng
a) Thoát nước thải
Nguyên tắc:
- Hệ thống cống thoát nước thải chính được thiết kế tuân thủ theo định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt, các quy hoạch chi tiết đã được duyệt trong khu vực, có khớp nối, bổ sung cho phù hợp với các nghiên cứu mới.
- Thiết kế đường cống theo nguyên tắc tự chảy, đảm bảo thốt nước triệt để cho từng ơ đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch thoát nước mưa - san nền.
- Đối với khu vực dân cư làng xóm hiện hữu sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng. Khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống thốt nước riêng hồn tồn.
Giải pháp thiết kế:
- Hệ thống thoát nước sinh hoạt dự kiến là hệ thống thoát nước nửa riêng nửa chung, có xử lý nước thải tại nguồn phát sinh trước khi thoát vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị, theo các sơ đồ sau:
+ Các hộ dân khơng có điều kiện: sử dụng xí 2 ngăn, ủ phân hợp vệ sinh. + Các hộ dân có điều kiện và khả năng kinh tế: xây dựng bể tự hoại hoặc bể bioga để xử lý phân, nước thải
- Về giải pháp thiết kế, sẽ xây dựng các tuyến cống bao thu gom nước mưa và nước thải từ khu vực làng xóm. Tại vị trí đấu nối tuyến cống bao với tuyến cống thoát nước thải của Thành phố sẽ xây dựng các ga tách nước thải.
- Nước thải từ nhà ở, các cơng trình cơng cộng, cơ quan... phải được xử lý sơ bộ trước khi xả ra cống nhánh, từ đó dẫn ra các tuyến cống chính và đưa về
- Đối với khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn. - Nước thải của khu vực làng nghề xây dựng tập trung phải được xử lý bước 1 tại chỗ, sau khi đạt các tiêu chuẩn cho phép mới được xả vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị.
- Mạng lưới cống thốt nước thải chính, được bố trí dọc theo đường quy hoạch dẫn nước thải về các trạm bơm khu vực, sau đó được bơm chuyển vào các đường cống áp lực để đưa về các trạm xử lý thành phố.
- Đối với các tuyến cống thoát nước thải đầu nguồn có đường kính cống từ D300mm đến D400mm, chiều dài cống tự chảy khơng q 1500m. Trong q trình nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết sẽ bổ xung trạm bơm và các tuyến cống khi cần thiết.
- Toàn bộ khu vực quy hoạch, hệ thống nước thải được chia thành hai lưu vực chính: lưu vực phía đơng trục đường trung tâm (B=40m) chảy về trạm xử lý nước thải Tây Thăng Long. Lưu vực phía tây trục đường trung tâm (B=40m) chảy về trạm xử lý nước thải Tân Hội.
b) Quản lý chất thải rắn
Các chỉ tiêu tính tốn và khối lượng rác thải sinh hoạt:
- Tiêu chuẩn tính tốn chất thải rắn sinh hoạt : 1,3 kg/ người.ngày - Tiêu chuẩn tính tốn chất thải rắn công nghiệp : 0,2tấn/ha.ngày
Nguyên tắc tổ chức thu gom rác thải:
- Tiến hành phân loại rác ngay từ nguồn thải, rác thải thông thường từ các nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính: nhóm các chất có thể thu hồi tái sử dụng, tái chế và nhóm các chất phải xử lý chôn lấp hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.
- Khu vực làng nghề tập trung: chất thải rắn được phép có thể tái sử dụng, tái chế. Chất thải rắn nguy hại phải được đăng kí chi tiết với các đơn vị chuyên ngành, vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng đảm bảo an tồn vệ sinh mơi trường về khu xử lý tập trung theo quy định.
3.4. Đánh giá hiệu quả đề tài 3.4.1. Hiệu quả về kinh tế 3.4.1. Hiệu quả về kinh tế
Mặc dù người nơng dân bị mất đất kéo theo tình trạng thất nghiệp ngày một tăng nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề.
Quy hoạch sử dụng đất ổn định, hồn thành dự án thì trên địa bàn xã sẽ có những khu chức năng đơ thị của thành phố nhưng vẫn mang hình ảnh được hình ảnh làng xóm cũ. Các cơng trình cơng cộng, nhà ở, dân cư, hệ thống giao thơng, hệ thống cấp nước, thốt nước, hệ thống thông tin liên lạc... sẽ được cải thiện và nâng cao hơn. Đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tiến tới thu hẹp khoảng cách với cuộc sống đô thị.
Hệ thống đường giao thơng trước kia tồn đất đá khơng đảm bảo về mặt kỹ thuật thì giờ đây hầu hết các tuyến đường giao thơng trong xã đã được bê tơng hóa hồn tồn, các dịch vụ được phát triển mạnh mẽ.
Nhà ở cố định, các cơng trình kiến trúc phục vụ đời sống dân cư được tạo ra ngày càng nhiều, đặc biệt là cơ sở hạ tầng thông tin như: trường học, bệnh viện, dịch vụ internet, khách sạn, bưu điện, công viên....Cơ sở hạ tầng không những được đầu tư nhiều mà cịn thể hiện được tính quy hoạch, ổn định, dài hạn trong tương lai.
Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại- dịch vụ, công nghiệp – xây dựng.
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Thu nhập của người dân tăng lên.
3.4.2. Hiệu quả về xã hội
Thực hiện quy hoạch sẽ góp phần mở rộng quy mơ các loại hình sản xuất, mở rộng ngành nghề nông thôn, thay đổi diện mạo nông thôn, tạo điều kiện để giải quyết thêm việc làm cho lao động ở xã, nâng cao đời sống nhân dân, phát
Các hoạt động văn hóa, xã hội ngày càng đa dạng và phong phú đưa các phong trào văn nghệ quần chúng vào phong trào chung của mỗi làng, xóm, thơn, xã thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trạm phát lại truyền hình, trạm phát thanh tại xã.
Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng, xây dựng và nâng cấp các trang thiết bị cơ sở y tế hiện đại hơn.
Hệ thống trường học các cấp được đầu tư xây dựng khang trang, xanh, sạch đẹp, đạt tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục.
Hệ thống giao thơng hồn thiện, Đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp. Đáp ứng các yêu cầu sản xuất và dân sinh. Tạo thuận lợi cho thông thương giao lưu phát triển kinh tế.
Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư nâng cấp góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Môi trường sống và sinh hoạt của nhân dân sẽ được nâng lên do đường xá được mở rộng, phong quang, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng đủ, cảnh quan, diện tích cây xanh tăng.
3.4.3. Hiệu quả về môi trƣờng
Việc thực hiện quy hoạch cũng sẽ góp phần bảo vệ mơi trường, người dân sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
100% dân số trong xã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Môi trường ngày càng được cải thiện, rác thải, nước thải được thu gom, xử lý theo quy định. 100% số hộ trong xã có 3 cơng trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Tỷ lệ các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường tăng lên.
Hạn chế phát sinh, phát triển các bệnh của người liên quan đến việc sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ *) Kết luận:
Tây Tựu là xã ven đô thuộc vành đai xanh của Thành phố Hà Nội, chịu ảnh hưởng lớn về các mặt của q trình đơ thị hố, tại đây sẽ có tốc độ phát triển cao, phải có phương hướng phù hợp để xã phát triển theo hướng bền vững và giữ được bản sắc riêng có của khu vực.
Đơ thị hóa là q trình phát triển theo quy luật tự nhiên, xã hội nhưng đơ thị hóa theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển thì cần có sự kiểm sốt. Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của quay trình đơ thị hóa, vai trị của quy hoạch đơ thị là không thể thiếu đối với mỗi khu vực đô thị.
Tốc độ đơ thị hóa nhanh trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước ở nước ta hiện nay đặt ra những vẫn đề bức xúc đối với quy hoạch đô thị cũng như đối với quy hoạch sử dụng đất.
Đồ án quy hoạch đã khơng những cụ thể hóa việc xây dựng định hướng quy hoạch sử dụng đất xã Tây Tựu giai đoạn 2013-2020 và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã; làm rõ định hướng phát không gian xã, phân bổ các điểm dân cư mà còn đi sâu việc quy hoạch sử dụng đất xây dựng chi tiết các khu trung tâm đơn vị ở, khu trung tâm đơn vị hành chính xã. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như công tác quản lý đất đai, nâng cao phát triển kinh tế - xã hội của của xã Tây Tựu nói riêng và huyện Từ Liêm nói chung trong việc phát triển xây dựng trên địa bàn xã đến năm 2020.
*) Kiến nghị:
- Đề nghị nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ quy hoạch, để công tác quy hoạch diễn ra đựơc tốt hơn, chất lượng hơn và phổ biến hơn, để công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được áp dụng phổ biến trên phạm vi toàn quốc.
- Nhà nước thực hiện tổ chức, kiểm tra quỹ đất hàng năm, tích cực phê duyệt các dự án quy hoạch có tính khả thi để tiến tới quản lý chặt chẽ giữa Nhà nước
- Trong quá trình thực hiện xây dựng cần quan tâm, tập trung vốn, nguồn lực đến việc cải tạo, chỉnh trang khu dân cư, môi trường cảnh quan, đặc biệt ở khu vực trung tâm xã và dọc theo các trục đường giao thơng chính của xã. Ngồi ra thực hiện và triển khai một cách đồng bộ, đầu tư dứt điểm theo từng giai đoạn, phân đợt đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất.
- Các phòng, ban kỹ thuật cần phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các phịng ban có liên quan trong việc triển khai dự án, nhằm nâng cao tính khả thi cũng như hiệu quả của đề án.
- Ngồi ra cần có các biện pháp thực hiện trước mắt nhằm sớm đưa quy hoạch vào thực tế, cụ thể là:
+ Sớm công khai, công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới dự án, chỉ giới mở đường cho cán bộ, nhân dân biết để thực hiện. Hướng dẫn cho người dân khi họ có nhu cầu cải tạo hoặc xây mới nhà ở trong việc tổ chức lô đất ở, tầng cao cơng trình, mật độ xây dựng và yêu cầu kiến trúc theo đúng các chỉ tiêu đã đặt ra.
+ Có các chính sách bồi thường - hỗ trợ, ưu tiên, ưu đãi đối với các hộ dân và cơ quan phải di dời và những đối tượng chấp hành tốt đường lối, chủ trương chính sách.
+ Sớm đưa diện tích đã quy hoạch vào quản lý, tránh tình trạng vi phạm về đất đai - trật tự xây dựng: như san lấp lộn xộn,, lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, phá vỡ địa hình tự nhiên và định hướng chung của quy hoạch.
+ Căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt, các cơ quan quản lý quy hoạch, có trách nhiệm hướng dẫn và triển khai các dự án đầu tư xây dựng theo đúng trình tự quản lý quy hoạch xây dựng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Bá (2008), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1997), Quy hoạch các đô thị Việt Nam và những dự án phát triển đến sau năm 2000, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
4. Bộ Xây dựng (1990), Thông tư số 31/TTLD ngày/11/1990.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
6. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đơ thị.
7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về việc quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị.
8. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Quyết định số 1081/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030.
9. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Quyết định
số 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
10. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về việc ban hành về quy hoạch xây dựng.
11. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
12. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
13. Lâm Quang Cường (1991), Giao thông đô thị và quy hoạch đường phố, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.
14. Nguyễn Quang Học (2006), Xây dựng bộ hệ thống chỉ tiêu định mức sử dụng đất phục vụ môn học quy hoạch sử dụng đất.
15. Phạm Trọng Mạnh (2002), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Ngữ (2010), Quy hoạch sử dụng đất.
17. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp.
18. Quyền Thị Lan Phương (2006), Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.