Phƣơng pháp điều tra và khảo sát thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm và đề xuất phương pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật DDT tại xã định trung, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 37)

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp điều tra và khảo sát thực địa

2.3.1. Khảo sát về hiện trạng môi trường

Phương pháp khảo sát thực địa dựa theo quy phạm địa chất môi trường nhằm đánh giá sơ bộ các nguồn gây ô nhiễm trong vùng bao gồm: Khảo sát hiện trạng môi trường nước, đất, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, bãi thải,...

Xác định mối quan hệ không gian giữa các tác nhân gây ô nhiễm tự nhiên và nhân tạo với môi trường xung quanh nhằm đánh giá nguồn gây ô nhiễm.

Chất lượng mẫu giữ vai trò rất quan trọng và quyết định tới thành cơng của nghiên cứu. Do đó, cơng tác lấy, cố định mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu phải ln tn thủ chặt chẽ các quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn về lấy mẫu cho từng loại mẫu cụ thể.

2.3.1.1. Phương pháp lấy mẫu

a. Yêu cầu đối với phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu, bảo quản mẫu là một phần quan trọng trong phân tích HCBVTV. Vì đối tượng mẫu rất đa dạng, bao gồm đất, bùn, trầm tích, cặn lắng, nước, các mẫu thực vật, lương thực, thực phẩm, động vật, sinh phẩm… nên ứng với mỗi loại mẫu phải có

phương pháp lấy mẫu và cách bảo quản mẫu phù hợp. Song, bất cứ phương pháp lấy mẫu nào cũng phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:

- Tính đại diện: Tính đại diện được hiểu theo nghĩa là mẫu, trong đó tỷ lệ giữa các chất phân tích và nền mẫu - chất mang mẫu (matrix) phải không bị thay đổi trong quá trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu. Song trên thực tế, yêu cầu này khó có thể thoả mãn trong tất cả các trường hợp, bởi lẽ khi lấy mẫu, mẫu được tách ra khỏi đối tượng nghiên cứu và do các biến đổi vật lý, hố học, sinh học đều có thể dẫn đến sự thay đổi tỷ lệ này. Trong nhiều trường hợp, quá trình lấy mẫu đồng thời cũng là q trình làm giàu các chất phân tích bằng các chất hấp phụ thích hợp (như khơng khí, nước…).

- Tính đồng nhất của mẫu: Yêu cầu này nhằm mục đích đảm bảo sự có mặt đồng nhất các chất phân tích trong mẫu. Trong thực tế các mẫu đất, bùn thường có lẫn sỏi, đá, rễ cây, cỏ, chỗ có chất phân tích, chỗ khơng có, vì vậy phải có biện pháp đồng nhất mẫu.

b. Dụng cụ, hoá chất dùng trong lấy mẫu

- Xà beng, cuốc, xẻng, khay chứa mẫu, rây cỡ hạt 1mm: bằng Inox. - Găng tay vải, găng tay cao su, ủng cao su.

- Bình thuỷ tinh màu nâu dung tích 250ml hoặc túi PE có kẹp mép để chứa mẫu. - Thùng để lưu chứa các mẫu và vận chuyển.

- Nhãn dán để ghi ký hiệu mẫu.

- Nước/chất rửa dụng cụ lấy mẫu, nước sạch để tráng rửa dụng cụ. - Dung mơi (hexan, axeton dùng trong phân tích) để rửa dụng cụ. - Máy định vị GPS.

- Máy ảnh.

c. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu

Mẫu lấy theo tình hình thực tế khảo sát, khu nào có nguy cơ lớn thì tập trung lấy nhiều, khu nào đơn điệu thì chỉ lấy mẫu đại diện. Mẫu được lấy trong khu vực bao gồm: (1) nước; (2) đất; (3) bùn.. Các loại mẫu đã lấy được kiểm kê, lựa chọn và được phân tích tại Trung tâm Cơng nghệ xử lý mơi trường - Bộ Tư lệnh hóa học – BQP. Đối với một điểm khảo sát lấy mẫu đất, các bước được tiến hành như sau:

- Xác định tọa độ.

- Phỏng vấn người dân địa phương, ghi phiếu điều tra ngẫu nhiên, ghi nhật ký.

+ Lấy mẫu nƣớc:

Nước mặt tập trung lấy từ các ao tại khu vực nghiên cứu và các nguồn thải trong vùng. Quy trình lấy mẫu tuân thủ theo quy định hiện hành. Sơ bộ mơ tả quy trình lấy mẫu như sau:

Sử dụng chai nhựa PE vô trùng để lấy mẫu. Tại hiện trường, tráng chai 3 lần bằng nước tại nguồn, tiếp theo cho chai ngập trong nước đến khi nước đầy thì mới đưa mẫu lên. Tùy theo u cầu phân tích, mà có những u cầu bảo quản riêng.

Dụng cụ chứa: chai thuỷ tinh màu đã được rửa sạch bằng dung môi. Lượng mẫu lấy: khoảng 1 - 2 lít

Kỹ thuật bảo quản: Làm lạnh 20C đến 50C và để kín ở trong thùng tối. Thời gian bảo quản tối đa: 24 giờ.

Lưu ý: đối với mẫu nước phân tích chỉ tiêu clo hữu cơ khi lấy mẫu nên thêm ngay chất chiết sẽ dùng để phân tích hoặc tiến hành chiết tại chỗ; cịn đối với chỉ tiêu phân tích là photpho hữu cơ thì phải chiết sớm sau khi lấy mẫu, không nên để quá 24 giờ.

(*) Nước mặt: Được tiến hành theo TCVN 5994-1995: Nước mặt ở đây chủ yếu là nước sông, suối, ao, hồ và nước thải. Mẫu nước mặt cũng được lấy đóng vào chai nhựa đã ghi sẵn ký hiệu. Vị trí lấy mẫu cách bờ khoảng 1-2 m. Nước lấy chủ yếu ở tầng nông từ 0,2 đến 0,5 m. Mẫu nước được lấy theo yêu cầu phân tích và yêu cầu bảo quản riêng của loại hình phân tích đó.

+ Lấy mẫu đất

Được tiến hành theo TCVN 5297-1995.

Để đảm bảo tính đại diện khi lấy mẫu ta sử dụng sơ đồ mạng trong thiết kế sơ đồ/bản đồ lấy mẫu có kèm theo toạ độ. Sử dụng máy định vị GPS để xác định vị trí chính xác khi lấy mẫu.

Hình 2.1: Sơ đồ mạng lấy mẫu đất

Các thao tác thực hiện khi lấy mẫu

- Xác định vị trí lấy mẫu ở hiện trường theo sơ đồ thiết kế lấy mẫu. - Chuẩn bị các dụng cụ lấy mẫu cần thiết sẽ sử dụng ở mỗi vị trí lấy mẫu.

- Rửa dụng cụ lấy mẫu: dùng lại nước rửa dụng cụ thí nghiệm, rửa tiếp bằng nước sạch (nước sinh hoạt), bằng hexan rồi đến axeton.

- Đào hố lấy mẫu kích thước sau đó chuyển mẫu vào khay chứa.

- Nghiền, trộn đều mẫu, chọn cỡ hạt dưới 1mm chuyển vào bình chứa/túi chưa mẫu. - Ghi nhãn trên bình/túi chứa mẫu.

- Ghi biên bản lấy mẫu: Nơi lấy, ký hiệu, loại mẫu, toạ độ, ngày lấy mẫu, thời gian bắt đầu/kết thúc, dụng cụ lấy mẫu (khoan/xà beng/xẻng/gầu...), mã file các ảnh kỹ thuật số, mô tả ngắn gọn vị trí lấy mẫu, đánh dấu vị trí trên sơ đồ lấy mẫu, chữ ký người lấy mẫu.

- Xếp đặt mẫu vào thùng chứa, bảo quản nơi râm mát.

Dụng cụ lấy mẫu bao gồm: túi nilon, bay, gàu. Dùng hai túi Nilon lồng vào nhau để lấy mẫu, túi phía trong viết ký hiệu mẫu và chứa nhãn mẫu theo quy định. Chọn vị trí để lấy mẫu có lượng bùn lớn sau đó dùng tay để lấy bùn và cho vào túi nilon. Lượng mẫu được lấy lớn hơn 2/3 túi đựng mẫu. Sau đó dùng vịng chun buộc túi mẫu và chuyển vào hộp đựng mẫu bùn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm và đề xuất phương pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật DDT tại xã định trung, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)