Xã cũ, đầu tk. XIX thuộc tg Hà Nội, h. Thanh Quan, p. Tiên Hưng, tr. Sơn Nam Hạ (từ 1822 thuộc tr. Nam Định, từ 1831 thuộc t. Nam Định, từ 1890 thuộc t. Thái Bình). Đầu tk. XX thuộc tg Trực Nội, p. Thái Ninh. Trong KCCP thuộc x. Tống Lễ, h. Đông Quan. Nay thuộc x. Đông Mỹ, h. Đông Hưng. Dân số 1806 người (1927). Địa bạ x. Tống Thỏ: 26 tr., khai tháng 3 năm Gia
Long 4 (1805), gồm công tư điền thổ 608 mẫu 6 sào 14 thước 9 tấc 4 phân; trong đó cơng điền 207 mẫu 7 sào 8 thước 9 tấc 4 phân; tư điền 311 mẫu 8 sào 1 thước 4 tấc; thổ trạch viên trì 50 mẫu 7 sào 1 thước 8 tấc. Thần tích x. Tống Thỏ: 6 tr., sự tích Ngọ Cơng Đại Tướng Quân, thời Hùng Duệ Vương; Tứ Nương Phi Nhân, người bản xã, giúp dân làng trừ bệnh dịch; Lục Cung Hoàng hậu thời Hậu Lý; Hiếu Hiển Linh thời Triệu Việt Vương; Hắc Hiển Linh, Tiến sĩ thời Trần, giữ chức Hà đê sứ, có cơng trị thủy; Triệu Hiển Linh, con Triệu Việt Vương, đánh giặc Lương có cơng; Diệu Cảm Công; Hoằng Hưu Công; Hoằng Hựu Công; Hoằng Dực Công; Phổ Huệ Công; Bát Nạn Tơn thần. Có 15 Bản khai thần tích - thần sắc l. Tống Thỏ (1938): 40 đạo sắc phong; 11
bản thần tích; thần: Riệu Cảm, Ninh Kính, Ngọ Cơng, Tứ Nương, Lục Cung, Hoàng Rực, Phổ Huệ, Hiếu Hiển, Hắc Hiển, Trần Hưng Đạo, Liễu Hạnh, Bát Nạn. Tục lệ x. Tống Thỏ: 14tr., gồm 20 điều, khoản không ghi ngày lập. Hương ước x. Tống Thỏ (1936): 16 tr. viết tay.
4074. Tống Thỏ
Đình th. Tống Thỏ, x. Đơng Mỹ, tp Thái Bình, xây từ đầu triều Lê Trung hưng, được tu bổ 4 lần vào các năm 1747, 1467, 1864, 1911; được đại tu (gần như tân tạo) vào năm Khải Định thứ 7 (1923) và lưu truyền đến nay, gồm 2 tòa, bố cục chữ "nhị". Đại bái 5 gian 2 trái. Tịa đệ nhị 3 gian. Hiên đình cịn giữ được 17 đạo sắc phong thần từ đời Lê Cảnh Hưng đến hoàng triều Khải Định cho 12 vị đương cảnh Thành hoàng và cuốn phú ý dầy 140 trang ghi tóm tắt sự nghiệp 12 vị thần, trong đó có quan "Trần triều Hà đê sứ", vị quan liêm cần, được triều đình cử coi đê điều từ kinh đô xuống tận cửa biển. Khi đê Tống Thỏ bị vỡ, ông cùng dân hàn khẩu đê, không may bị nước cuốn trơi, tuẫn nạn (có thuyết nói: vì khơng đủ sức hạp
long đê, quan Hà đê sứ nhảy xuống dòng nước tự tử, và được dân thờ, tôn vào bậc đệ nhất Phúc thần). Được xếp hạng DTKTNT cấp Quốc gia (1993).