Tô Thúc Rịch (190 0 1980)

Một phần của tài liệu 8e9124a62b48617f150de45e2cc83001 (Trang 25 - 26)

Quê l. Thư Điền, nay thuộc x. Tây Giang, h. Tiền Hải. Đảng viên ĐCSVN. 6-1930 được Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Văn Phúc trực tiếp giao nhiệm vụ giết Tổng đốc Vi Văn Định. Kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo, nhưng bất ngờ bị cảnh sát khám xét trong người có súng và bản án xử tội Vi Văn Định. Sau gần 5 tháng bị tra tấn ở Sở Mật thám Nam Định, thực dân Pháp đưa về tịa án Thái Bình, kết án khổ sai chung thân. Đầu 7-1931, bị đầy ra Côn Đảo. 1934, phụ trách trung tâm liên lạc của Hội tù và Đảng bộ Côn Đảo. Liên tục tham gia các cuộc đấu tranh, từng bị nhốt hầm biệt giam, bị đẩy xuống hầm xay lúa (khi đồng chí Tơn Đức Thắng và Tơ Chấn đang làm cặp rằng phụ ở đây). Nhiều lần tổ chức đóng thuyền vượt đảo khơng thành, 1936 đã trốn được về đến t. Bà Rịa, lại bị bắt đưa ra Côn Đảo, bị án 2 năm cầm cố hầm. Cuối 1939, tham gia cuộc tuyệt thực đòi bãi bỏ chế độ trị an, địi có đèn, được đọc sách, được viết thư, đòi bỏ cùm… kéo dài 8 ngày buộc bọn cai ngục phải nhượng bộ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, được cử tham gia Hội đồng liên hiệp quốc dân Côn Đảo cùng với các đại biểu cộng sản khác là Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Lê Duẩn, Võ Sĩ, Vũ Thúc Đồng, Phan Trọng Tuệ… và được cử phụ trách Ban tổ chức Tuần lễ vàng ở Côn Đảo, thu được số tiền 2000 đồng. Sau 10 năm ở Côn Đảo và sau 4 năm cầm cố hầm (nhà tù của nhà tù Côn Đảo), ngày 23-9-1945, Đảng và Chính phủ đón về đất liền, được bố trí ở lại Nam Bộ tham gia kháng

chiến. Sau 1954, ra miền Bắc làm Chánh Văn phòng Bộ Y tế. Mất ngày 4-12-1980 tại Hà Nội. Con trai Tô Thúc Rịch là Tô Thiếp (tức Tô Việt Hùng, Điểu) là Tỉnh ủy viên Thái Bình (1942). Xt: Vụ giết hụt Vi Văn Định (4754)

4053. Tô Trang 蘇 莊

Xã cũ, đầu tk. XIX thuộc tg Tô Xuyên, h. Phụ Dực, p. Thái Bình, tr. Sơn Nam Hạ (từ 1822 thuộc tr. Nam Định, từ 1831 thuộc t. Hưng Yên, từ 1894 thuộc t. Bình). Đầu tk. XX thuộc tg Tơ Xun, h. Phụ Dực. Trong KCCP thuộc x. Tô Công, h. Phụ Dực. Nay thuộc x. An Mỹ, h. Quỳnh Phụ. Dân số 301 người (1927). Hương ước làng Tô Trang 1936: 29 tr. viết tay. Bản khai thần tích - thần sắc (1938): 6 tr., 13 tr. chữ

Hán; 6 đạo sắc phong; thần: Chí Nhân, Bát Hải, Trung Chấn Hưng Đức, Khoan Nhân Đại Độ, Tế Thế An Dân, Mẫu Đức Thánh Thiện.

4054. Tô Trang

Kè lát mái, tại km 13 + 160 đến km 14 + 226 đê Hữu Hoá, x. An Mỹ, h. Quỳnh Phụ. Xây dựng năm 1946, bằng đá hộc xếp khan mái, thả rồng, gieo giữ chân, chiều dài 1066 m, cao trình đỉnh(+2.00), chân (-5.60). Nằm ở đoạn sơng cong lõm, chủ lưu đi sát chân, mái đê là mái kè, thường bị sạt mái, xô tụt chân.

Một phần của tài liệu 8e9124a62b48617f150de45e2cc83001 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)