Mối tương quan giữa đặc điểm địa mạo và trượt lở đất xã Nấm Dẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá chuyển đổi sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

CHƢƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN TRƢỢT LỞ ĐẤT XÃ NẤM DẨN

3.4 Mối tương quan giữa đặc điểm địa mạo và trượt lở đất xã Nấm Dẩn

Các quá trình địa mạo xảy ra trên bề mặt Trái đất ln có xu hướng tạo nên sự cân bằng về mặt trọng lực và trạng thái hiện tại của bề mặt địa hình là sự ổn định tương đối. Các nguyên nhân làm phá vỡ trạng thái cân bằng tương đối của địa hình hiện tại như tăng độ dốc, tăng tải trọng sườn, … sẽ thúc đẩy cường độ của các quá trình địa mạo, đặc biệt là TLĐ. Sự tăng độ dốc và tải trọng sườn bởi các tác nhân tự nhiên và nhân sinh có thể trở thành nguyên nhân phá huỷ độ ổn định của đất đá cấu tạo nên sườn dốc. Các điểm trượt lở thường tập trung trên các đối tượng địa mạo:

tích, lở tích), bề mặt sườn xâm thực. Do đó, tai biến TLĐ tại xã Nấm Dẩn phần lớn thuộc vào kiểu trượt vỏ phong hóa. Nguyên nhân sâu xa là do các bề mặt sườn bị dập vỡ phong hóa mạnh ra các vật liệu bở rời, nhỏ mịn, dẫn đến khả năng gắn kết vật liệu trên các bề mặt sườn này không bền vững. Bản thân các bề mặt sườn bóc mịn tổng hợp trên vật liệu phong hóa vỡ vụn vốn đã tiềm tàng nguy cơ gây tai biến trượt lở do trọng lực trên các mức độ dốc. Hơn nữa, các khe rãnh xâm thực phát triển tại phần chân các sườn bóc mịn tổng hợp với các q trình xói mịn sẽ làm tăng độ dốc sườn, gây mất chân, dẫn đến trạng thái sườn mất tính ổn định. Do đó, khi mưa xuống, các bề mặt sườn này càng dễ dàng bị mất trạng thái cân bằng (mưa thúc đẩy làm giảm độ liên kết vật liệu đồng thời làm tăng tải trọng trên sườn) và dẫn đến trượt lở.

Thực tế đối với xã Nấm Dẩn, các khối trượt lớn thường phát triển dọc theo các khe suối xâm thực vào các bề mặt sườn tích - lở tích. Các bề mặt này phát triển ở nhiều bậc độ cao khác nhau và phổ biến ở bậc từ 600m - 1200m, tại phần sườn thấp và có vỏ phong hóa dày. Tại các bậc địa hình cao hơn 1200m, nơi phát triển các bề mặt sườn bóc mịn kiến trúc trên đá xâm nhập, lớp vỏ phong hóa ít lộ diện, tai biến TLĐ xảy ra rất ít.

Các khảo sát thực tế tại Nấm Dẩn cho thấy hầu hết các khối trượt lớn đều là những khối trượt cổ. Hiện tượng trượt đất theo đúng nghĩa của nó, tức là trượt từ từ mà vẫn giữ nguyên cấu tạo của khối trượt chỉ là các khối trượt nhỏ trong khối lớn, chúng thường liên kết với nhau và có thể chuyển sang trạng thái trượt lở. Nguyên nhân sâu xa gây ra trạng thái này là tính bở rời và khơng đồng nhất của vật liệu trượt. Trong trường hợp này, khối trượt thường có cấu trúc phức tạp, nghĩa là khối trượt lớn bao gồm nhiều khối trượt nhỏ thuộc những cấp khác nhau. Loại TLĐ này rất nguy hiểm cho sự an tồn của tuyến đường, mà ví dụ điển hình là khối trượt lở lớn trên đường từ thôn Lùng Tráng sang thôn Nam Lâm.

Hiện tượng lở đá cũng khá phổ biến trong khu vực. Chúng thường phát triển và phân bố ở các sườn, vách dốc phía trên của dạng địa hình sườn tích - lở tích, nguyên nhân chủ yếu do trọng lực lớn với kiểu đổ lở trên đá gốc. Các sườn đá lở là

nguồn cung cấp vật liệu tảng lăn, lở tích cho bề mặt lở tích - sườn tích. Đặc trưng của dạng địa hình này là các vách dốc đứng lộ trơ đá gốc bị dập vỡ mạnh bởi hàng loạt hệ thống khe nứt có phương khác nhau. Đá lở có thể xuất phát từ phần gần đường phân thủy chính của thung lũng nhưng cũng có thể từ những khu vực sườn lõm, thấp, gần như tạo ra dạng địa hình trũng trên sườn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá chuyển đổi sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)