CHƢƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN TRƢỢT LỞ ĐẤT XÃ NẤM DẨN
3.5 Cảnh báo và kiến nghị, đề xuất
Qua phân tích ở trên ta thấy, xã Nâm Dẩn có độ dốc địa hình tương đối lớn với các bề mặt sườn thấp bị phong hóa vật liệu mạnh. Những khu vực phong hóa bở rời này lại bị các vật liệu sườn tích lở tích từ các mặt sườn cao hơn đè nén lên làm tăng áp lực trên sườn và làm sườn mất tính ổn định. Do đó, đây có thể coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phát sinh tai biến TLĐ trong vùng.
Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số cũng là nguyên nhân khiến TLĐ xuất hiện nhiều. Dân số tăng nhưng diện tích đất vẫn như vậy, vì vậy, con người buộc phải tìm đến những nơi trước đây được coi là hẻo lánh để sinh sống và canh tác. Rừng bị đốt phá để lấy đất làm nương rẫy, làm nhà ở, … nhiều thơn bản mới được hình thành ven suối hay sườn đồi, nơi có nguy cơ xảy ra sạt lở và lũ bùn đá cao. Các hoạt động này của con người đã góp phần đáng kể vào nguyên nhân hình thành và gia tăng mức độ nguy hiểm của tai biến.
Các biện pháp ứng phó sạt lở đất có khả thi phải được lựa chọn theo hai yêu cầu chính là ngăn ngừa được những thiệt hại trước mắt và lâu dài và phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như nhận thức của đại bộ phận nhân dân, trong đó cần tập trung ở một số vấn đề cơ bản sau:
Về công tác cảnh báo, dự báo sớm nguy cơ xảy ra trượt lở đất: Trước hết cần đầu tư xây dựng bổ sung lưới trạm quan trắc đo đạc, nhất là các trạm đo mưa tại các vùng đã từng có mưa lớn sinh lũ quét, sạt lở đất; nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thơng tin liên lạc; nghiên cứu các hình thế gây mưa có lượng và cường độ lớn. Khảo sát cập nhật hằng năm hiện trạng lũ quét, sạt lở đất và xác định vùng có nguy cơ sạt lở đất cao,…
Về cơng tác xây dựng, thủy lợi, quy hoạch dân cư, bố trí sản xuất: Cần lưu ý đến các yêu cầu hiệu quả phòng chống thiên tai tổng hợp bao gồm cả thiên tai hạn hán, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất và các thiên tai khác. Trong đó, việc bảo đảm an tồn hồ chứa trong điều kiện khí hậu thủy văn và mặt đệm có sự thay đổi đáng kể so với trước đây cần được quan tâm kỹ. Khi quy hoạch khu dân cư, hay khi bố trí thời vụ sản xuất, bố trí loại cây trồng cần tuân thủ chặt chẽ tính an tồn, lâu bền giữa đời sống sinh hoạt và sản xuất. Khơng vì sự tiện lợi nguồn nước mà bố trí khu dân cư ở nơi thấp trũng ven suối; khơng bố trí trồng các loại cây ngắn ngày hay những loại cây có thể làm cho đất phong hóa, bạc màu nhanh ở những vùng đất dốc, … Chú trọng việc xây dựng các phương án bố trí tránh và hạn chế thiệt hại khi lũ quét, sạt lở đất xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, trong đó ưu tiên trước hết là việc sơ tán, di chuyển nhân dân và tài sản ra khỏi vùng bị đe dọa. Đồng thời luôn chuẩn bị tốt về nơi ở tạm, khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống, y tế,...
Về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức: cần được thực hiện thường xuyên sao cho mọi người dân đều được tiếp cận với các thơng tin kiến thức phịng chống thiên tai, đặc biệt đối với dân tộc thiểu số qua đó nhận thức được mức độ nguy hiểm của thiên tai; biết cách tự bố trí phịng tránh. Cơng tác tun truyền phải đạt hiệu quả giúp người dân hiểu rõ phòng chống thiên tai là trách nhiệm của cả cộng đồng để từ đó ln đề cao ý thức cảnh giác, tuân thủ sự chỉ đạo chung trong các vấn đề phịng chống thiên tai của chính quyền và cơ quan chức năng; đồn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn.
KẾT LUẬN
Ứng dụng GIS trong nghiên cứu địa mạo để đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở đất là một phương pháp hữu hiệu có tính logic, khách quan và cho ra các kết quả định lượng, độ tin cậy cao.
Trên cơ sở nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm địa mạo và tai biến trượt lở đất, học viên đã thành lập bản đồ địa mạo xã Nấm Dẩn theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái, tỷ lệ 1:10000 với 14 dạng địa hình được phân chia theo 3 kiểu nguồn gốc: nguồn gốc kiến tạo (1 dạng địa hình), nguồn gốc bóc mịn - xâm thực (11 dạng địa hình), nguồn gốc tích tụ (2 dạng địa hình).
Kết quả phân tích, đánh giá định lượng từ GIS cho thấy: hầu hết các điểm trượt lở trong xã Nấm Dẩn xảy ra trên các bề mặt sườn phong hóa mạnh, đặc biệt tại các bề mặt sườn dưới 300 (nhất là từ 100 - 200) trên các bậc địa hình dưới 1200m. Các đối tượng địa mạo có nguy cơ lớn xảy ra trượt lở là: nón phóng vật, các bề mặt sườn bóc mịn tổng hợp có độ dốc 100 - 300, bề mặt sườn xâm thực, chiếm 52,2% diện tích cả vùng.
Bản đồ phân cấp nguy cơ trượt lở đất xã Nấm Dẩn được thành lập trên cơ sở ứng dụng GIS, phân tích, tính tốn mối tương quan giữa các đối tượng địa mạo và hiện trạng các điểm trượt lở trong vùng. Từ đó, học viên phân ra làm 5 cấp nguy cơ tai biến trượt lở trong khu vực: khu vực có nguy cơ trượt lở cao (chiếm 23,69% diện tích), khu vực có nguy cơ trượt lở tương đối cao (chiếm 28,51% diện tích), khu vực có nguy cơ trượt lở trung bình (chiếm 10,99% diện tích), khu vực có nguy cơ trượt lở tương đối thấp (chiếm 19,62% diện tích), khu vực có nguy cơ trượt lở thấp (chiếm 17,19% diện tích).
Khu vực có nguy cơ cao đối với tai biến trượt lở đất phân bố chủ yếu tập trung ở khu vực thôn Lùng Tráng, Nấm Trà, Nấm Chanh, Na Chăn, Thống Nhất, Lủng Mở, Nấm Lu, Đồn Kết và một phần nhỏ thơn Nấm Dẩn (chủ yếu phân bố ở khu vực trung tâm Thị xã Nấm Dẩn, và phía Bắc của xã).
Khu vực nghiên cứu như đã biết chịu ảnh hưởng của các tác động nhân sinh lên bề mặt địa hình theo các quy mô nhất định. Các hoạt động như phát triển ruộng
bậc thang, làm đường,... có những tác động không nhỏ thúc đẩy nguy cơ tai biến trượt lở đất trong vùng, tuy nhiên các hoạt động này lại diễn ra trên những bề mặt sườn phong hóa mạnh, các đối tượng địa mạo có nguy cơ tiềm ẩn tai biến tương đối cao. Do đó, chính quyền địa phương nên có những chính sách phát triển hợp lý, quy hoạch khu vực dân sinh, tìm hiểu các phương thức canh tác khoa học, đồng thời tăng cường công tác dự báo thời tiết. Như vậy, có thể vừa đảm bảo được đời sống của người dân lại vừa hạn chế được các rủi ro do tai biến trượt lở đất mang lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
1. Lê Đức An, ng Đình Khanh (2012). “Địa mạo Việt Nam: Cấu trúc – Tài nguyên – Môi trường”. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.
2. Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu, Trần Thanh Hà (2005). “Nghiên cứu tai
biến lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn trên cơ sở ứng dụng phương pháp địa mạo và hệ thơng tin địa lý”. Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Số 1PT (XXI).
3. Đào Đình Bắc, 2004. Địa mạo đại cương. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 4. Đào Đình Bắc, Nguyễn Hiệu, Trần Thanh Hà (2004). “Ứng dụng công
nghệ GIS để cảnh báo lũ bùn đá và tìm địa điểm xây dựng thuỷ điện nhỏ”, Hội nghị
khoa học Trường ĐH KHTN, ngành Địa lý – Địa chính, Lần thứ 4, Hà Nội.
5. Nguyễn Cẩn, Nguyễn Đình H, 2005. Tai biến Mơi trường. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Kim Chƣơng, 2004. Phương pháp toán trong địa lý. Nxb Đại học
sư phạm.
7. Nguyễn Vi Dân, 2003. Phương pháp nghiên cứu địa mạo. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Hiệu, Ngô Văn Liêm, 2006. “Trượt lở đất và bước đầu dự báo vùng trượt lở đất ở Bắc Trung Bộ bằng phương pháp địa mạo”.
Tuyển tập các báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ II, Hà Nội.
9. Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Hiệu, Ngô Văn Liêm, 2006. “Trượt lở đất và bước đầu dự báo vùng trượt lở đất ở Bắc Trung Bộ bằng phương pháp Địa mạo”.
Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ II, Hà Nội.
10. Nguyễn Địch Dỹ, 1992. Đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu hiện tượng nứt trượt lở đất thị xã Sơn La và biện pháp phòng tránh”. Viện Địa Chất - Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
11. Nguyễn Xuân Giáp, Trần Tân Văn và nnk, 2005. “Hiện trạng và phân
vùng dự báo trượt lở đất đá dọc một số đoạn hành lang đường Hồ Chí Minh”. Tuyển
12. Trần Thanh Hà, 2010. Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu địa mạo phục vụ
giảm nhẹ thiệt hại do tai biến TLĐ, lũ bùn đá ở tỉnh Lào Cai”. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.
13. Trần Thanh Hà, 2013. “Quan hệ giữa đặc điểm địa mạo và trượt lở đất
tại tỉnh Lào Cai”. Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc Gia Hà Nội, các Khoa học Trái
đất và Môi trường, tập 29, số 3.
14. Nguyễn Hiệu, Đỗ Trung Hiếu, Phạm Nhật Anh, 2011. “Đánh giá nguy cơ
trượt lở đất huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, KHTN&CN,
Tập 27, Số 4S, tr. 56-64.
15. Trần Trọng Huệ và nnk, 2002. Đề tài độc lập cấp nhà nước: “Nghiên
cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh (Phần Bắc Trung Bộ)”. Viện Địa Chất - Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
16. Trần Trọng Huệ và nnk, 2003. DAĐTCB: “Điều tra đánh giá sự cố môi
trường địa chất đối với một số cơng trình KT- XH trọng điểm, kiến nghị các giải pháp phịng tránh nhằm củng cố và bảo vệ cơng trình”. Viện Địa Chất - Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
17. Trần Trọng Huệ và nnk, 2003. Đề tài nhánh: “Nghiên cứu đánh giá tai
biến trượt lở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và các giải pháp phòng tránh”.
Viện Địa Chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
18. Trần Trọng Huệ và nnk, 2005. Đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu đánh
giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh (giai đoạn II - Các tỉnh miền núi phía bắc)”. Viện Địa Chất - Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
19. Trần Trọng Huệ và nnk, 2010. Đề tài cấp Nhà nước KC 08/06-10: “Nghiên cứu đánh giá và dự báo chi tiết hiện tượng trượt lở và xây dựng các giải pháp phịng chống cho thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang”. Viện Địa
20. Vũ Cao Minh và nnk, 2000. Dự án UNDP VIE/97/002. “Nghiên cứu thiên tai trượt lở ở Việt Nam”. Viện Địa Chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
21. Chu Văn Ngợi và Nguyễn Thị Thu Hà, 2008. “Nguy cơ trượt lở dọc
tuyến đường 4D trên cở sở nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và địa hình”. Tạp chí Địa chất, số 305.
22. Đại học Quốc gia Hà Nội (2015). Báo cáo Chương trình “Tăng cường năng lực và chuyển giao công nghệ phục vụ giảm thiểu địa tai biến ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu” (Chương trình SRV-10/0026).
23. Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu (biên dịch). Giáo trình Địa Mạo Mơi trường. Tài liệu giảng dạy chuyên ngành Địa mạo và tai biến thiên nhiên, Khoa Địa
Lý, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên - ĐHQGHN.
24. Vũ Văn Phái (biên dịch). Giáo trình Tai biến thiên nhiên. Tài liệu giảng
dạy chuyên ngành Địa mạo và tai biến thiên nhiên, Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên - ĐHQGHN.
25. Trần Vĩnh Phƣớc, 2003. GIS đại cương - phần lý thuyết. Nxb Đại học
Quốc Gia.
26. Nguyễn Ngọc Thạch, 2002. “Kết hợp viễn thám và hệ thông tin địa lý để
dự báo tai biến trượt trọng lực ở tỉnh Hồ Bình”. Tạp chí các khoa học về Trái Đất.
27. Nguyễn Ngọc Thạch, 2012. Địa thông tin và ứng dụng. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
28. Nguyễn Đức Thái, 1998. “Kết quả nghiên cứu bước đầu về hiện tượng
nứt - sụt lở đất ở Ia Băng, Gia Lai”. Nội san ĐCTV-ĐCCT miền Trung VN, số 3.
29. Nguyễn Thám và nnk, 2012. “Xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh Quảng Trị bằng phương pháp tích hợp mơ hình phân tích thứ bậc (AHP)”. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, tập 74B, số 5.
30. Nguyễn Quốc Thành, 2005. “Kết quả bước đầu nghiên cứu tai biến trượt lở ở miền núi Bắc Bộ và kiến nghị một số giải pháp phòng tránh”. Hội thảo khoa học “Trượt - lở & Lũ quét - lũ bùn đá” (thuộc chương trình KC - 08).
31. Nguyễn Quốc Thành và nnk, 2005. “Bước đầu đánh giá nguy cơ trượt -
lở, lũ quét - lũ bùn đá và kiến nghị một số giải pháp phòng tránh ở khu vực trọng điểm tỉnh Lào Cai”. Hội thảo khoa học “Trượt - lở & Lũ quét - lũ bùn đá” (thuộc
chương trình KC - 08).
32. Nguyễn Quốc Thành và nnk, 2007. “Phương pháp quan trắc cảnh báo
chính xác trượt lở được lắp đặt tại khu vực Hịa Bình”. Tạp chí Địa kỹ thuật số 2/2007.
33. Nguyễn Quốc Thành và nnk, 2008. Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ
thống quan trắc cảnh báo trượt đất ở các vùng trọng điểm khu vực TP. Hồ Bình”.
Viện Địa Chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
34. Bùi Văn Thơm, Nguyễn Đăng Túc, 2011. “Các kiểu trượt lở khu vực Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang”. Tạp chí các khoa học về Trái đất.
35. Bùi Bảo Trung, 2014. Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ
nguy cơ trượt lở khu vực xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang bằng phương pháp phân tích thống kê đa biến”. Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên - ĐHQGHN.
36. Đinh Văn Toàn và nnk, 2006. Đề tài cấp tỉnh: “Phân vùng dự báo nguy
cơ trượt lở, lũ qt ở tỉnh Hịa Bình, đề xuất các giải pháp phịng tránh thiệt hại”.
Viện Địa Chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
37. Ngơ Bích Trâm, Nguyễn Ngọc Thạch, Trịnh Hoài Thu (1999). “Áp
dụng phương pháp viễn thám và GIS nghiên cứu và dự báo trượt lở” (Thí dụ cho khu vực hồ Thủy điện Sơn La). Cơng trình nghiên cứu Địa chất và Địa lý biển, tập V, NXB Khoa học kỹ thuật.
38. Phan Trọng Trịnh, Ngô Văn Liêm, Trần Thanh Hà (2006). “Nghiên
cứu đặc điểm hoạt động của đới đứt gãy sông Hồng (đoạn Lào Cai – Yên Bái) trong Pliocen - Đệ Tứ trên cơ sở Viễn thám và GIS”. Hội nghị khoa học Trường ĐH KHTN, ngành địa lý – địa chính lần thứ 5.
40. Phạm Khả Tuỳ, Nguyễn Đình Uy, 1996. “Đặc điểm địa mạo động lực
và hiện tượng nứt đất, trượt đất năm 1994 ở vùng thác Ya Ly”. Địa chất Khoáng sản, số 5.
41. Nguyễn Trọng Yêm, 1998. Đề tài cấp nhà nước: “Điều tra đánh giá sự
cố môi trường quan trọng và kiến nghị giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai nhằm phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc”. Viện Địa Chất - Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
42. Nguyễn Trọng Yêm, 1999. Đề tài cấp nhà nước: “Điều tra đánh giá và
kiến nghị những giải pháp xử lý các sự cố môi trường miền núi khu Đông Bắc Việt Nam”. Viện Địa Chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
43. Nguyễn Trọng Yêm, 2006a. Đề tài cấp nhà nước mã số KC-08-01:
“Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến tự nhiên lãnh thổ Việt Nam”. Viện
Địa Chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.