Vị trí địa lý tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tình hình giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 46 - 49)

(Ảnh: Sưu tầm maps.google)

Dân số 831.887 người (theo số liệu điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2009);có 7 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%,Kinh 16,5%,còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mơng

b. Địa hình

Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc núi Mẫu Sơn 1.541m.

Địa hình được chia thành 2 vùng rõ rệt:

- Vùng địa hình thấp, thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, tạo ra lịng máng Lộc Bình - Thành phố - Chi Lăng - Hữu Lũng tạo thành sông Kỳ Cùng chảy qua các vùng đất đồi tạo nên những vùng đất canh tác tương đối bằng phẳng, điển hình là cánh đồng Thất Khê huyện Tràng Định.

- Vùng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống phía Nam của tỉnh tạo thành lịng máng Chi Lăng - Hữu Lũng, là nơi khởi nguồn cho 2 con sông là sông Thương và sông Trung, tạo ra những vùng canh tác tương đối rộng, nằm xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi.

c. Khí hậu

Lạng Sơn mang tính điển hình của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 – 220C, về mùa Đơng, nhiệt độ trung bình từ 13 đến 170C, thấp nhất vào tháng 1 (12,80C).

Nằm ở phần cực bắc của đới vĩ độ thấp gần giáp chí tuyến bắc, giữa các vĩ độ 21019’ và 22027’ vĩ bắc, và giữa 106006’ và 107021’ kinh đông nên Lạng Sơn có nguồn bức xạ phong phú, cho phép các loại cây trồng vật nuôi bốn mùa sinh sôi nảy nở; tuy nhiên Lạng Sơn lại nằm ở cửa ngõ đón gió mùa mùa đơng, nơi có gió mùa cực đới đến sớm nhất và kết thúc muộn nhất ở miền Bắc nước ta nên có mùa đơng lạnh.

Độ ẩm trung bình năm của khơng khí ở Lạng Sơn phổ biến là từ 80 – 85%, cao nhất vào tháng 3 là 84,6% và tháng 8 là 85,6%, thấp nhất vào tháng 1 là 79%, thấp hơn nhiều vùng khác ở nước ta. Ít có sự chênh lệch về độ ẩm tương đối giữa các vùng và giữa các độ cao trong tỉnh. Lạng Sơn cũng thường xảy ra một số hiện tượng thời tiết như sương muối, sương mù, mưa phùn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân.

Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các cây lấy gỗ…

d. Thủy văn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi có mật độ sơng trung bình. Có 3 hệ thống sơng chảy qua:

- Sông Kỳ Cùng thuộc hệ thống sông Tây Giang (Trung Quốc); - Sông Thương, sơng Lục Nam thuộc hệ thống sơng Thái Bình;

Lũ lớn có thể xuất hiện trong tất cả các tháng mùa lũ trong năm (từ tháng 5 đến tháng 9). Tần suất xuất hiện lũ lớn nhất và tháng 7 và tháng 8. Lượng mưa trên bề mặt địa hình tồn tỉnh là 4,667 tỷ m3, với lượng mưa này có thể đáp ứng cho nhu cầu nước tưới, sinh hoạt và phát triển nông nghiệp. Nhưng do lượng mưa khơng đều trong năm, địa hình và nền địa chất phức tạp nên việc khai thác sử dụng đất đai cịn gặp nhiều khó khăn; đất đai manh mún và phân tán, số diện tích khai thác để sử dụng vào sản xuất nơng nghiệp ít, diện tích đất chưa sử dụng cịn khá lớn.

e. Các tài nguyên khác

Theo số liệu điều tra địa chất cho thấy, tài ngun khống sản trên địa bàn Lạng sơn khơng nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng chủng loại. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có tổng số 86 mỏ, điểm quặng, điểm khống thuộc 19 loại khoáng sản khác nhau như:

- Khoáng sản nhiên liệu: có than nâu và than bùn ở Na Dương (Lộc Bình); - Kim loại đen: có sắt, man gan;

- Kim loại màu: có nhiều chủng loại như: Bơxit, chì, kẽm, alit, antinmon, thiếc;

- Kim loại hiếm: Có thuỷ ngân phát hiện ở Bình Gia, Cao Lộc;

- Nguyên liệu áp điện: Có thạch anh kỹ thuật ở Tràng Định và Lộc Bình; - Ngun liệu hố học: Có Barit ở Đình Lập, Văn Quan, Cao Lộc, Tràng Định; Photphorit ở Hữu Lũng;

- Vật liệu xây dựng: Có đá vơi để xây dựng và sản xuất xi măng ở Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn;

- Nước khống thiên nhiên có ở Lộc Bình và Tràng Định.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Kinh tế

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá so với năm 2013, ước đạt 9,05% (mục tiêu 9%; năm 2013 tăng 8,77%) (năm 2012 là 7,07%), trong đó ngành nơng lâm nghiệp tăng 2,28%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,3%, dịch vụ tăng 11,52%. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế là: nông lâm nghiệp chiếm 26,46%,

công nghiệp - xây dựng 19,26%, dịch vụ 54,27%.

26%

19% 55%

Nông - lâm nghiệp Công Nghiệp - xây dựng Dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tình hình giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 46 - 49)