Cơ cấu kinh tế tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tình hình giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 57)

Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.639 tỷ đồng, bằng 100,9% dự toán, tăng 24,2% so với năm 2012. Tổng kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn đạt 2.358 triệu USD, tăng 12,9%. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá đạt 11.838 tỷ đồng, tăng 29%. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng 11% so với năm 2012…

Với vai trò là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và cửa ngõ nối Trung Quốc với các nước ASEAN, Lạng Sơn đang tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành vùng kinh tế động lực, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ với mục tiêu sau năm 2010 phát triển thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, góp phần nâng cao vị thế khơng chỉ riêng của Lạng Sơn và mà cả Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển.

b. Xã hội

Lạng Sơn đang thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được tập trung triển khai. Chất lượng dạy và học được nâng cao, hệ thống trường, lớp học, trang thiết bị được bổ sung.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thơng tin, báo chí, phát thanh, truyền hình với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã tập trung tuyên truyền và tổ chức tốt các ngày lễ lớn, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của đất nước.

Chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân có chuyển biến tích cực. Tập trung chỉ đạo phịng, chống các dịch bệnh, khơng để xảy ra dịch trên địa bàn tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đảm bảo công tác khám, chữa bệnh tại cơ sở.

Công tác bảo đảm an sinh xã hội được chú trọng. Các chính sách đối với người có cơng, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Giải quyết việc làm cho 12.764 lao động, đạt 102% kế hoạch

Quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Thực hiện tốt các chỉ đạo của Trung ương về công tác đối ngoại liên quan đến sự kiện Biển Đông, đảm bảo các hoạt động xuất nhập cảnh, giao thương khu vực biên giới ổn định.

2.2. Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.2.1. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Lạng Sơn năm 2014 là 831.009 ha, trong đó đất nơng nghiệp 688.362 ha (chiếm 82,83% tổng diện tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp 48.001 ha (chiếm 5,78% tổng diện tích tự nhiên), đất chưa sử dụng 94.647 ha (chiếm 11,39% tổng diện tích tự nhiên).

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

Tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các văn bản nhằm quản lý việc giao đất, cho thuê đất, giá đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, thủ tục hồ giải và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh,… nhằm quản lý đất đai hiệu quả hơn. Công tác ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn được triển khai tương đối nghiêm túc trên toàn tỉnh như:

- Quyết định số 10/2010/QĐ – UBND ngày 14 tháng 10 năm 2010 ban hành quy định về thời gian thực hiện các bước công việc trong thủ tục thu hồi đất, giao đất. cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Quyết định số 9/2010/QĐ – UBND về việc đính chính, sửa đổi, bổ sung Quy định về cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ban hành kèm theo theo Quyết định số 21/2009/QĐ – UBND ngày 08/12/2009 của UBND tỉnh.

- Quyết định số 23/2011/QĐ – UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 ban hành Quy định một số nội dung cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Quyết định số 8/2012/QĐ – UBND ngày 20 tháng 04 năm 2012 ban hành đơn giá thuê đất trên dịa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Quyết định số 24/2014/QĐ – UBND ngày 11 tháng 12 năm 2014 ban hành Quy định về cơ quan tiếp nhận, giải quyết thủ tục và thời gian các bước thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Quyết định số 25/2014/QĐ – UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 ban hành Quy định thời gian thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Quyết định số 27/2014/QĐ – UBND ngày 15 tháng 12 năm 2014 ban hành quy định về cơ quan tiếp nhận, giải quyết và thời gian các bước thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Tỉnh Lạng Sơn đã được đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy 226/226 xã, phường, thị trấn và bản đồ địa chính đất lâm nghiệp trên địa bàn tồn tỉnh. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 có 831.009 ha, giảm 1.067 ha so với năm 2010 và giảm 2.116 ha so với năm 2005 (diện tích tự nhiên năm 2005 của tỉnh chưa điều chỉnh là 830.347 ha, sau điều chỉnh là 833.125 ha). Nguyên nhân diện tích tự nhiên giảm chủ yếu là do:

- Sự thay đổi về phương pháp kiểm kê và một phần do năm 2007 Bộ Tài ngun và Mơi trường phân bổ thêm diện tích cho tỉnh 2777,42 ha để điều chỉnh bằng hệ số K vào đất sông suối, đất chưa sử dụng.

- Diện tích đất tự nhiên kỳ trước tính bằng phương pháp thủ cơng (dùng phim và dùng máy đo diện tính bấm tay để tính) trên ranh giới Bản đồ địa giới hành chính 364 lập năm 1994, chưa có rà sốt theo tài liệu mơ tả và đối chiếu với thực địa, nên chưa thể hiện được chính xác tổng diện tích tự nhiên của các huyện và của tồn tỉnh. Trong kỳ kiểm kê này, diện tích tự nhiên của tồn tỉnh được tổng hợp từ diện tích các khoanh đất trên bản đồ kết quả điều tra cấp xã với tất cả các khoanh đất được đóng vùng trong phạm vi các huyện theo phần mềm chuyên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Do dó, số liệu kiểm kê đất đai kỳ này có độ tin cậy cao, tính chính xác cao hơn.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

Công tác đo đạc, lâ ̣p bản đồ đi ̣a chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất , bản đồ quy hoa ̣ch sử du ̣ng đất được thực hiê ̣n ở 3 cấp: cấp xã, cấp huyê ̣n và cấp tỉnh, tạo điều kiện cho việc quản lý đến từng thửa đất , bố trí quỹ đất thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng , nhằm đa ̣t mu ̣c tiêu sử du ̣ng đất ngày càng tiết kiê ̣m và hiê ̣u quả hơn . Tuy nhiên, trong q trình đo đặc gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, tình hình biến động đất đai có nhiều thay đổi, tập trung tại khu vực có điều kiện kinh tế phát triển nên cơng tác lập bản đồ hiện trạng gặp nhiều khó khăn. Nguồn tài liệu, số liệu kiểm kê của 2 kỳ trước khơng đồng bộ gây khó khăn cho việc so sánh biến động tăng giảm diện tích các loại đất. Bản đồ địa chính được thành lập từ những năm 1997 đến năm 2000 nên đã có biến động lớn, chưa được đo đạc chỉnh lý; đất do các công ty nơng, lâm nghiệp quản lý có diện tích lớn và trải rộng trên nhiều địa bàn hành chính cấp xã, tiếp giáp xen lẫn với đất do các hộ dân quản lý sử dụng, nhưng chưa được đo đạc địa chính, cắm mốc giới rõ ràng, dẫn đến tình trạng tranh chấp, lấn chiếm.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Công tác quy hoạch luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh

Lạng Sơn từng bước đi vào nề nếp, đất đai ngày càng được quản lý, sử dụng có hiệu quả; việc lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất bảo đảm phù hợp, kịp thời, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch sử dụng đất đã bám sát với tình hình thực tế của địa phương, việc chuyển mục đích sử dụng đất cơ bản bảo đảm theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã thực hiện đến cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) đã thực hiện 11/11 huyện. Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã có 14 thị trấn/226 xã, phường, thị trấn đã được Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt, trong đó có 05 phường khơng lập quy hoạch sử dụng đất vì đã có quy hoạch xây dựng chi tiết; cịn lại các xã đã triển khai được một phần quy hoạch nhưng dừng lại không tiếp tục do không đáp ứng kịp tiến độ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành. UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 02/3/2015 về thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp tỉnh, cấp huyện; lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 – 2020) cấp tỉnh và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện.

Tuy nhiên, một số loại đất, một số khu vực, đất chưa được chuyển mục đích theo quy hoạch và định hướng phát triển; vẫn còn nhiều trường hợp, chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nơng thơn tự ý chuyển mục đích sử dụng đất chưa theo đúng quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn luôn được quan tâm, chú trọng, thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật, đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng đối tượng.

Từ năm 2011 đến năm 2014 UBND tỉnh giao đất cho 134 dự án với diện tích 1.468,6 ha, cho thuê đất cho 83 dự án với diện tích là 2.971,7 ha. Việc xử lý vi phạm và thu hồi đất năm 2014 với diện tích 373.7 ha.

Tuy nhiên, cịn tồn tại tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng nhà ở, nhà xưởng và trồng cây

lâu năm trái mục đích sử dụng... việc xử lý vi phạm chưa được kịp thời và thiếu kiên quyết, nên tình hình chuyển mục đích sử dụng trái với hồ sơ địa chính vẫn diễn ra

6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

Hiện tại, các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đều có phương án bồi thường mang tính “thị trường” hơn như việc cấp đất tại khu tái định cư đồng thời hỗ trợ người dân dựng lại nhà ở.

Tuy nhiên, vẫn có những dự án tại khu đất “vàng” của thành phố có giá bồi thường hỗ trợ thấp gây bức xúc cho người dân, gây khó khăn và kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng “sạch”.

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân luôn được coi trọng. Việc thành lập các văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, thành phố, tỉnh giúp công tác đăng ký cấp giấy quyền sử dụng đất đạt được hiệu quả hơn. Tính đến tháng 6/2013 đã tiến hành cấp Giấy chứng nhận đất nơng nghiệp cho 610.150,6 ha diện tích, với 467.889 giấy chứng nhận; Đất phi nơng nghiệp đã cấp được 16.953,04 ha diện tích với 195.403 giấy chứng nhận. Lập hồ sơ địa chính đã thực hiện với tổng diện tích đất là 792.943,64 ha, gồm 201 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, tình trạng chuyển nhượng khơng trình báo biến động đất đai cịn lớn, người dân vẫn có tâm lý ngại ra các văn phịng đăng ký để làm thủ tục vì thủ tục rườm rà, do đất sử dụng lâu ngày không tranh chấp nên khơng muốn ra trình báo. Đồng thời, người chuyển nhượng khơng muốn đóng thuế chênh lệch khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

8. Thống kê, kiểm kê đất đai.

Công tác thống kê được các xã, phường, thị trấn, các quận, huyện, thị xã đều tiến hành hằng năm. Số liệu thống kê, kiểm kê là cơ sở việc thực hiện quy hoạch, đồng thời xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Từ đó có những thay đổi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng,

cũng như xử lý kịp thời những sai phạm, khắc phục tình trạng sử dụng đất sai mục đích, phá vỡ quy hoạch tổng thể, gây nhiều khó khăn phát triển kinh tế - xã hội.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Tỉnh Lạng Sơn từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai đồng bộ từ cấp xã. Ngoài việc lưu lại các văn bản giấy cịn tin học hố các văn bản, công khai các văn bản trên website của sở....

10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

Hằng năm, UBND tỉnh Lạng Sơn vẫn công bố giá đất trên toàn tỉnh, làm cơ sở thu tiền thuế sử dụng đất (thu hằng năm) và tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích cơng. Năm 2014 thực hiện Luật Đất đai năm 2013, tỉnh đã xây dựng Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh ngày 20 tháng 12 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 và áp dụng trong 5 năm (đến ngày 31 tháng 12 năm 2019). Tuy nhiên, thị trường quyền sử dụng đất thiếu minh bạch, xu hướng “đám đông” của những nhà đầu tư gây ra tình trạng lúc “nóng” lúc “lạnh”của thị trường này. Ngoài ra, việc giá đất do UBND tỉnh cơng bố cịn cách xa so với giá cả thị trường, do vậy gặp khó khăn trong việc thu hồi đất, tình trạng khiếu nại kéo dài vẫn xảy ra nhiều.

11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Cơng tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân ngày càng tốt hơn.

12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường cùng các Sở, Ban ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất.qua quá trình thanh tra kiểm tra, bên cạnh những công ty sử dụng đất đúng mục đích thì cịn xử lý nhiều trường hợp vi phạm do chậm tiến độ, chưa chuyển mục đích sử dụng

đất, cho thuê đất sai quy định, sử dụng đất khơng đúng mục đích, chưa nộp tiền sử dụng đất, chậm đưa đất vào sử dụng, các công ty thiếu trách nhiệm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tình hình giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)