- Đất chưa sử dụng: Giai đoạn 2006 2011, diện tích đất chưa sử dụng giảm với diện tích 22,08ha trên tồn địa bàn huyện.
6 Tỷ lệ diện tích đất nơng nghiệp bị
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội rút ra một số kết luận sau:
1. Để phục vụ cho quá trình CNH - HĐH đất nước, trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Từ Liêm diện tích đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp. Việc thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Huyện dẫn đến một bộ phận dân cư mất đất sản xuất.
- Việc sở hữu tiền bồi thường, hỗ trợ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các nhu cầu vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, phần lớn số tiền đền bù được sử dụng cho mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng cho gia đình,… ít người đầu tư cho học hành hay chuyển đổi nghề. Việc sử dụng tiền bồi thường như vậy sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập, điều kiện sống khi những vấn đề xã hội nảy sinh, khi nếp sống hiện tại không phù hợp với khả năng tài chính của họ.
- Bên cạnh những tác động tích cực trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp cũng cịn những tác động tiêu cực đến điều kiện sống của người dân như vấn đề ô nhiễm mơi trường, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Điều này khơng những gây nên sự bất ổn cho xã hội mà cịn có tác động khơng nhỏ đến suy nghĩ, niềm tin của những người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi.
2. Huyện Từ Liêm đã tích cực triển khai thực hiện các quy định của Pháp luật liên quan tới công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nơng nghiệp. Tuy nhiên trong q trình thực hiện, cơ chế chính sách khơng ngừng thay đổi dẫn đến thiếu đồng bộ gây khó khăn khi thực hiện các dự án có diện tích thu hồi lớn; thiếu sự phối hợp về quy hoạch, kế hoạch với vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi, chưa gắn việc chuyển dịch cơ cấu đất đai với cơ cấu lao động,...
Các hình thức dạy nghề, tạo việc làm cịn mang tính sơ sài chưa gắn kết chặt chẽ với người dân dẫn đến tình trạng người lao động cần việc làm nhưng khơng tìm được và doanh nghiệp cần lao động có nghiệp vụ chun mơn kỹ thuật nhưng
không tuyển dụng được. Ngược lại có một thực trạng là người nông dân không thực sự mặn mà với việc học nghề và chuyển đổi nghề. Một trong những nguyên nhân là họ chưa quen với những việc cần phải vận động suy nghĩ, học các kiến thức mới để điều khiển những thiết bị hiện đại…Vì vậy khi nhận tiền bồi thường hỗ trợ thì họ dùng vào chi tiêu cho bản thân là chính.
Như vậy, vấn đề việc làm và điều kiện sống của người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi trong những năm tới vẫn là vấn đề nóng bỏng. Nếu khơng có giải pháp đồng bộ mang tính khả thi để giải quyết nó thì vấn đề ổn định và phát triển của Huyện nói riêng, Thủ đơ nói chung sẽ hết sức khó khăn.
3. Để hồn thiện về chính sách và cơng tác tổ chức thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện Từ Liêm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung cần chú trọng các giải pháp cơ bản như:
- Về cơ chế chính sách: Cần trú trọng tăng tỷ lệ đầu tư cho vấn đề đào tạo nghề, cần có hỗ trợ ưu tiên riêng biệt đối với nhóm lao động dưới 35 tuổi. Thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo nghề công lập, xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc hỗ trợ, đào tạo nghề, tăng mức hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất bằng hình thức miễn giảm học phí. Chính quyền địa phương cần có định hướng cho người dân sử dụng tiền bồi thường một cách hiệu quả đồng thời cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và nâng cao vai trị của các đơn vị đồn, đội, các tổ chức tại địa phương.
- Về công tác tổ chức và quản lý: Trong thời gian tới Huyện cần có biện pháp để gắn kết giữa các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành với chiến lược đào tạo nghề. Các cấp chính quyền huyện, xã cần tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân và nắm rõ tình trạng lao động, việc làm ở những khu vực có đất nơng nghiệp bị thu hồi, có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với lao động của địa phương, từ đó xây dựng các đề án, chương trình đào tạo nghề cho từng giai đoạn cụ thể. Cần có sự đồng bộ và nhất quán trong công tác chỉ đạo và thực hiện, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong thu hồi đất cũng như
giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm. Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu trên, để đảm bảo cho việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm, thu nhập và điều kiện sống cho người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi ở thành phố Hà Nội những năm tới được thực hiện tốt, vừa đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra, vừa giữ vững ổn định chính trị, xã hội, một số điểm sau cần được quan tâm giải quyết:
- Về cơ chế chính sách: trong q trình thu hồi đất cần phải chia sẻ lợi ích sao cho cơng bằng giữa người đang sử dụng đất với nhà đầu tư, gắn với điều khoản Nhà nước bắt buộc thu hồi đất nhưng phải cơng khai, minh bạch và có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Mặt khác, có thể thành lập các tổng công ty phát triển quỹ đất quốc gia hoặc theo vùng để thực hiện cơ chế thu hồi đất theo quy hoạch.
Việc thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm là một trong những nội dung quan trọng khi thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất. Do vậy, không áp dụng cơ chế bồi thường hỗ trợ bằng tiền một lần, bồi thường xong coi như nhà đầu tư và Nhà nước hết trách nhiệm với người bị thu hồi đất. Phải đa dạng hóa cách thức thực hiện bồi thường hỗ trợ, có thể bằng đất cùng loại, khác loại hoặc bằng tiền....để người nông dân sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ có hiệu quả và có nhiều cơ hội tạo việc làm mới.
- Các cơ quan chức năng cần có điều tra, thăm dò tâm lý, nguyện vọng của người nông dân trước khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp.
- Cần có những nghiên cứu về những biến đổi trong tâm lý xã hội về vấn đề lao động, việc làm, sự thích ứng của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp chi tiết trên địa bàn các xã, huyện.