Tại Việt Nam trước năm 1995 tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II là tương đối thấp, tuy nhiên trong những năm gần đây có sự gia tăng số lượng bệnh nhân bị mắc bệnh lơ xê mi cấp dòng T lympho tại Viện Huyết học - Truyền máu TW theo từng năm thể hiện trong nghiên cứu của các tác giả Đỗ Trung Phấn, Nguyễn Triệu Vân, Nguyễn Quang Tùng, Bạch Quốc Khánh [8], đồng thời cũng thấy có sự gia tăng tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở các tỉnh phía nam có thể coi như là dấu hiệu gia tăng tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II trong cộng đồng.
Theo một nghiên cứu của Yamamoto và cộng sự thực hiện vào năm 1994 đã tiến hành nghiên cứu dựa trên 1000 người hiến máu tại Việt Nam thì tỷ lệ nhiễm HTLV-II tại khu vực Miền Nam Việt Nam là 0,008% và khơng có trường hợp nào nhiễm HTLV-II tại khu vực Miền Bắc [81].
Cũng theo một nghiên cứu khác của tác giả Lin và cộng sự vào năm 1997 nghiên cứu dựa trên 66 bệnh nhân Thalassemia thể nặng được truyền máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học thành phố Hồ Chí Minh thì có đến 6/66 bệnh nhân bị nhiễm HTLV-II chiếm tỷ lệ 9,1% [48].
Theo tác giả Futoshi Matsubara và cộng sự nghiên cứu dựa trên 545 mẫu sữa được thu thập trong năm 2004 và năm 2010. Trong đó có 266 mẫu được thu thập tại Nhật Bản, 91 mẫu tại Trung Quốc, 100 mẫu tại Hàn Quốc, 88 mẫu tại Việt Nam. Trong tổng số 545 mẫu được làm xét nghiệm đã phát hiện thấy có 35 mẫu có kết quả dương tính với HTLV-I chiếm tỷ lệ là 6,42%. Trong 88 mẫu sữa được lấy tại Hà Nội Việt Nam thì có 2 mẫu dương tính với HTLV-I chiếm tỷ lệ 2,3% [52].
1.3.7. Các yếu tố liên quan