.13 Độ biến thiên của áp thấp Aleut trong từng tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm hoạt động của gió mùa mùa đông trên khu vực việt nam luận văn thạc sĩ khoa học khí quyển và khí tượng 60 44 87 (Trang 48 - 51)

Áp cao Siberi là áp cao bán vĩnh cửu, có bản chất là áp cao lục địa lạnh và khô, hoạt động theo mùa. Vào thời kỳ chính đơng áp cao này hoạt động khá mạnh và đóng vai trị chính trong q trình XNL xuống khu vực Việt Nam. Các tháng chính đơng (12, 1 và 2) áp cao này hoạt động với cường độ mạnh nên tính biến động cũng lớn. Từ hình 3.12 cho thấy, hệ số độ lệch chuẩn vào những tháng chính đơng lớn hơn hẳn các tháng khác. Các tháng khác áp cao này thường không mạnh nên giá trị tại tâm cũng thường khơng lớn, thì sự biến đổi là khơng nhiều. Trong đó vào tháng 2 và 12 có độ lệch chuẩn cao tương ứng lần lượt là 2,99mb và 2,58mb; vào tháng 1 thì thấp hơn hai tháng này và độ lệch chuẩn là 2,03mb.

Áp thấp Aleut là áp thấp vĩnh cửu, hoạt động quanh năm, áp thấp này lại chịu sự chi phối của nhiều hệ thống khác nên sự biến đổi của áp thấp này khơng có quy luật chặt chẽ như áp cao Siberi. Có tháng áp thấp này có độ biến thiên nhỏ, có tháng lại khá lớn. Từ hình 3.13 cho thấy, trong thời kỳ 10 năm nghiên cứu thì vào tháng 10 áp thấp được coi là có sự biến đổi ít nhất với hệ số độ lệch chuẩn là 2,30mb; còn vào tháng 12 độ lệch chuẩn lên tới 6,97mb.

3.3 Nhận xét một số đặc điểm hoạt động của các trung tâm tác động trong thời kỳ 10 năm (1999 - 2009) kỳ 10 năm (1999 - 2009)

Các bảng “Đặc trưng các trung tâm tác động đến gió mùa mùa đơng” – (Phụ lục) biểu hiện cường độ của các trung tâm tác động, cũng như những biến đổi của các trung tâm này trong từng tháng. Áp cao Siberi phát triển mạnh chủ yếu ở tầng thấp. Ở tầng thấp, trung tâm áp cao Siberi phát triển mạnh và lên đến 1500m (tương ứng với mực 850mb) thường phân tích được tâm áp cao có vị trí tâm lệch so với tâm ở mặt đất. Trong khi đó, áp cao cận nhiệt đới phát triển mạnh ở các tầng khí quyển trên cao, xuống đến mực mặt đất thì hoạt động yếu. Hoạt động của áp cao này trên các tầng cao có sự khác nhau. Bên cạnh đó, dịng xiết gió tây, đới gió tây bắc sau rãnh ở mực 500mb và 200mb cũng đóng vai trị quan trọng đến q trình xâm nhập lạnh. Rãnh thấp xích đạo trong thời kỳ mùa đơng hoạt động yếu nhưng đơi khi cũng có ảnh hưởng đến thời tiết của các tỉnh phía nam của Việt Nam.

Tổng kết trong từng mùa đơng cho thấy, vào thời kỳ chính đơng trung tâm áp cao Siberi có cường độ khá mạnh và mức độ tăng cường thường xuyên hơn so với các tháng khác. Áp thấp Aleut vào tháng chính đơng cũng thường khơi sâu hơn về phía nam. Áp cao cận nhiệt đới vào những tháng chính đơng hoạt động yếu ở tầng thấp, lên đến mực 500mb và 200mb thì áp cao này hoạt động mạnh. Q trình tăng cường lấn về phía tây của áp cao CNĐ tạo cho dịng xiết gió tây ở rìa phía bắc và tây bắc của áp cao có cường độ mạnh thêm. Dịng xiết gió tây trên mực 200mb ln tồn tại và vị trí dịng xiết có cường độ mạnh ở khoảng (25 – 350N; 95 – 1200E) (hình 3.18 và 3.19). Những tháng chính đơng dịng xiết này hoạt động mạnh hơn so với các tháng khác. Rãnh Đơng Á ở các tầng khí quyển trên cao, như trong luận văn này xét trên mực 500mb và 200mb đóng vai trị dịng dẫn đối với q trình xâm nhập lạnh. Khi rãnh Đơng Á khơi sâu tạo điều kiện cho rãnh gió tây ở phía trên khu vực Việt Nam được duy trì. Đặc biệt vào các tháng chính đơng rãnh gió tây này có vị trí ở khoảng kinh tuyến 90 - 1000

E và khơi sâu xuống phía nam thì sự xâm nhập lạnh xuống Việt Nam mạnh. Hoạt động của rãnh thấp xích đạo vào những tháng chính đơng thì yếu, mức độ tác động đến thời tiết Việt nam là rất ít.

Dưới đây là một số bản đồ hình thế trung bình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm hoạt động của gió mùa mùa đông trên khu vực việt nam luận văn thạc sĩ khoa học khí quyển và khí tượng 60 44 87 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)