.14 Bản đồ trường khí áp mực biển TBNN (00Z) tháng 4 và 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm hoạt động của gió mùa mùa đông trên khu vực việt nam luận văn thạc sĩ khoa học khí quyển và khí tượng 60 44 87 (Trang 51 - 58)

Hình 3.15 Bản đồ trường khí áp mực biển và trường gió mực 10m TBNN (00Z) tháng 4 và 12

Hình 3.16 Bản đồ trường đường dịng và đường đẳng cao mực 850mb TBNN (00Z) tháng 4 và 12

Hình 3.17 Bản đồ trường đường dòng và đường đẳng cao mực 500mb TBNN (00Z) tháng 4 và 12.

Hình 3.18. Bản đồ trường đường dòng và đường đẳng cao mực 200mb TBNN (00Z) tháng 4 và 12

Hình 3.19 Bản đồ trường tốc độ gió và đường đẳng cao mực 200mb TBNN (00Z) tháng 4 và 12

Từ hình 3.14 đến 3.19 là các bản đồ hình thế synop trong hai tháng 4 và 12 để đặc trưng cho thời kỳ chính đơng và thời kỳ chuyển tiếp. Qua đó, thấy được các tháng chính đơng có cường độ của áp cao Siberi mạnh hơn hẳn so với tháng chuyển tiếp, tháng chuyển tiếp cường độ của áp cao này khá yếu và lệch sang phía tây hơn. Áp thấp Aleut vào tháng chính đơng cũng có giá trị khí áp thấp và di chuyển xuống

phía nam hơn và quy mơ cũng rộng hơn, tháng chuyển tiếp áp thấp này thu hẹp lên ở khu vực vĩ độ cao hơn. Áp cao CNĐ ở mực thấp hoạt động yếu với tâm áp cao ở ngoài kinh tuyến 1800E. Trên mực 500mb và 200mb trung tâm áp cao này thể hiện rõ tâm nhưng trục thấp dưới 200N. Dòng xiết gió tây trên cao mực 200mb vào tháng chính đơng mạnh hơn và gần Việt Nam hơn.

3.4 Hình thế và thời tiết của một số đợt xâm nhập lạnh điển hình

Trong 10 năm (1999 - 2009) thấy tần suất xuất hiện các đợt xâm nhập lạnh trong mỗi năm ln có sự biến đổi, có năm xuất hiện khá nhiều, có năm ít. Qua thống kê thấy vào mùa đông, xâm nhập lạnh kết hợp với các hình thế khác thường gây ra những hiện tượng cực đoan như mức độ giảm nhiệt mạnh gây ra rét đậm rét hại kéo dài; mưa lớn ở miền Trung; gió mạnh, ... . Dưới đây sẽ phân tích hệ thống và thời tiết của một số đợt xâm nhập lạnh đặc biệt trong thời kỳ từ 1999 đến 2009.

3.4.1 Một số đợt rét đậm rét hại kéo dài

Trong mùa đông năm nào cũng xảy ra rét đậm, rét hại. Điều này đã gây nhiều khó khăn trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp.

1) Đợt rét đậm rét hại kéo dài 18 ngày(từ 26/12/2002 đến 12/1/2003): Đêm 25 ngày 26 tháng 12 năm 2002 có một đợt xâm nhập lạnh, đây là đợt XNL có cường độ đặc biệt mạnh không chỉ gây ra giảm nhiệt mạnh mà còn gây mưa trên diện rộng do kết hợp với hoạt động của rãnh gió tây trên cao. Nhiệt độ trung bình ngày ở Bắc Bộ giảm 7 – 9 độ; ở bắc và trung Trung Bộ giảm 4 – 6 độ. Sau đó đã có tới 3 đợt XNL liên tiếp vào ngày 2, 5 và 9 tháng 1 năm 2003. Chính vì thế mà đợt rét đậm, rét hại đã kéo dài tới 18 ngày. Rét đậm, rét hại chủ yếu xảy ra ở các tỉnh Bắc Bộ vào đến bắc Trung Bộ. Do đó, một số trạm được chọn đặc trưng cho khu vực rẹt đậm, rét hại đó là trạm Sơn La, Cao Bằng, Móng Cái (Quảng Ninh), Láng (Hà Nội), Thanh Hóa, Vinh.

a) Diễn biến nhiệt độ trung bình ngày: Hình 20 cho thấy ở các trạm Sơn La, Cao Bằng, Móng Cái (Quảng Ninh), Láng (Hà Nội), Thanh Hóa, Vinh, trong suốt thời kỳ trên, nhiệt độ trung bình ngày phổ biến từ 9 – 15 độ, cá biệt các ngày 27 và

28/12, 6 và 7/01 thì nhiệt độ hầu như dưới 13 độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm hoạt động của gió mùa mùa đông trên khu vực việt nam luận văn thạc sĩ khoa học khí quyển và khí tượng 60 44 87 (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)