Hình 3.22 Bản đồ trường đường dịng và đường đẳng cao mực 850mb (00Z) ngày 26 tháng 12 năm 2002.
Hình 3.21 và 3.22 cho thấy áp cao Siberi có cường độ rất mạnh, giá trị trung tâm ở mặt đất lớn hơn 1055mb vào ngày 26/12 có vị trí khoảng 450N – 1040E; ở mực 850mb giá trị trung tâm trên 160dam với vị trí 430N – 1020E. Đến ngày 2/01 khi có XNL cường độ mạnh, áp cao Siberi có giá trị trung tâm ở mặt đất lớn hơn 1050mb, và có thêm 2 đợt XNL liên tiếp vào ngày 5 và 9 tháng 1 năm 2003. Vì trung tâm của áp cao nằm trong lục địa và lệch về phía tây nên khả năng xâm nhập lạnh xuống phía nam là rất mạnh. Đồng thời, áp thấp Aleut cũng khơi sâu, ngày 26/12 giá trị tại tâm nhỏ hơn 995 và vị trí 330N – 1550E. Trong khi đó, thì áp cao cận nhiệt đới ở tầng thấp hầu như không xác định được trung tâm và tâm ở xa ngồi kinh tuyến 1800E.
Hình 3.23 Bản đồ trường đường dịng và đường đẳng cao mực 500mb (00Z) ngày 26 tháng 12 năm 2002.
Hình 3.23 cho thấy rãnh gió tây trên mực 500mb hạ thấp, vào ngày 26/12 vị trí 28N – 102E; 18N – 97E. Sang ngày 2/01 rãnh này vẫn tiếp tục duy trì. Trục áp cao CNĐ tăng cường lấn về phía tây qua khu vực Việt Nam nhưng do nằm ở vĩ tuyến khá thấp dưới 20 độ vĩ Bắc nhưng cũng có phần tắc động đến rãnh gió tây, rãnh này di chuyển sang phía đơng chậm.
Hình 3.24 Bản đồ trường đường dịng và đường đẳng cao mực 200mb (00Z) ngày 26 tháng 12 năm 2002.
Hình 3.24 thấy được dịng xiết gió tây vẫn tồn tại ở phía trên của khu vực Việt Nam với cường độ mạnh.
2) Đợt rét đậm rét hại kéo dài 31 ngày (từ 21/01 đến 20/02): tháng 1 và 2 năm 2008 có số đợt xâm nhập lạnh nhiều, đặc biết trong tháng 2 có tới 6 đợt có cường độ mạnh. Các đợt xâm nhập lạnh liên tiếp, khoảng cách giữa các đợt xâm nhập lạnh ngắn nên đã gây ra một đợt rét đậm, rét hại dài ngày.
a) Đợt rét đậm rét hại này không chỉ xảy ra ở các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, mà còn lan xuống cả các tỉnh trung Trung Bộ. Do vậy, nhiệt độ trung bình ngày tại các trạm quan trắc được lựa chọn là: trạm Sơn La, Cao Bằng, Móng Cái (Quảng Ninh), Láng (Hà Nội), Thanh Hóa, Vinh và Huế. Tuy nhiên, số ngày rét đậm, rét hại ở Huế là rất ít.