CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.3 Đặc điểm thủy, hải văn
a. Đặc điểm thủy văn
Hệ thống sông suối trong khu vực nghiên cứu không nhiều, bắt nguồn chủ yếu từ vùng đồi núi kéo dài thành hình cánh cung từ phía bắc (núi Cù Hin) vịng qua phía tây đến phía nam và đơng nam (bán đảo Sộp). Một số lưu vực nằm trên địa phận của các tỉnh lân cận. Các sông suối hầu hết đều mang đặc trưng của địa hình khu vực miền trung là ngắn, dốc và nhỏ. Đáng chú ý có các hệ thống sơng sau đây:
- Sơng Trường gồm 2 nhánh có chiều dài ngun thủy là 11,4km và 17 km đổ vào khu vực đỉnh đầm. Do việc xây đập thủy lợi Cam Ranh Thượng, chiều dài thực tế hiện nay của các nhánh sơng này cịn lần lượt là 9,8km và 8km. hệ thống sông này nhận nước từ một lưu vực rộng 109,2km2. Nước từ một phần lưu vực rộng khoảng 62,3km được giữ lại bởi hồ thủy lợi Cam Ranh Thượng có diện tích 2.400.000 m2, dung tích 22 triệu m2. Ngồi việc cấp nước tưới, một phần nước qua đập tràn được dẫn về Cam Đức dung trong cấp nước sinh hoạt. Phần sơng phía đơng nhận được nước từ lưu vực rộng 46,9km2 trong đó 31,8km2 là sườn phía nam núi Cù Hin, vùng cịn lại là đồng bằng cát.
- Sơng Cạn (cịn được gọi là suối Nước Ngọt) có chiều dài 20km, đổ vào phần phía bắc vịnh Cam Ranh. Sơng này chỉ có nước vào mùa mưa, lượng nước không lớn.
- Sơng Trà Dục, cịn được gọi là sơng Tà Rục, có chiều dài 22km và Suối Hành (dài 19km) đổ vào phía tây nam vịnh ở khu vực gần cảng Ba Ngòi; lưu vực
của 2 sông này rộng 186km2. Phía trên đã xây dựng đập Tà Rục để ngăn nước từ phần lưu vực rộng 63,3km2 phía tây sơng Tà Dục. Dung tích thiết kế của hồ này là 22,65 triệu m3. Ở thượng nguồn Suối Hành cũng có đập Suối Hành đã đi vào sử dụng từ nhiều năm nay. Dung tích của hồ là 8 triệu km3.
- Đổ vào vịnh Cam ranh ở khu vực Cam Thịnh Đông là 2 sơng nhỏ có chiều dài lần lượt là 6 và 7km có diện tích lưu vực 25 km2. Tại khu vực Cam Lập có sơng Cạn dài 10km được cung cấp nước từ lưu vực rộng 63,3km2
và sông Trâu (diện tích lưu vực 94,5km2, chủ yếu nằm trong địa phận tỉnh Ninh Thuận). Sông Cạn hầu như chỉ có nước vào mùa mưa. Trong lưu vực sông Trâu, vào năm 2005 tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng đập thủy điện sơng Trâu (dung tích 33 triệu m3) nên lượng nước đổ vào vịnh Cam Ranh không đáng kể.
Phía đơng nam là vùng núi đá của bán đảo Sộp. Diện tích lưu vực 50,0km2, khu vực này có các suối nhỏ và ngắn đổ trực tiếp vào vịnh trong đó có suối Nước Ngọt có khả năng sử dụng vào việc phục vụ du lịch. Ngoài ra cịn có các suối nhỏ tích nước vào mùa mưa.
b. Đặc điểm hải văn:
Sóng biển: do Cam Ranh là vịnh kín nên sóng ở khu vực này nhỏ và yếu. Đặc trưng của sóng thay đổi theo mùa: vào mùa khơ, ở phía bắc của vịnh Cam Ranh và vùng cửa vịnh, sóng thường nhỏ hơn ở phía nam. độ cao của sóng hướng tây nam thường nhỏ hơn nhiều so với hướng đơng bắc.
Thủy triều: vùng biển Khánh Hịa trải dài theo chiều kinh tuyến, với khoảng 120km và có nhiều vũng vịnh sâu, kín, khúc khuỷu. Vì vậy, chế độ thủy triều biến đổi từ vùng này sang vùng khác. ở khu vực vịnh Cam Ranh, chế độ triều là bán nhật triều, biên độ triều trung bình 1,5m..
Dịng chảy: phân bố dịng chảy trên tồn bộ bề mặt vịnh tương đối phức tạp, phương và chiều của dòng chảy tại các điểm biến đổi khá rõ rệt. Theo số liệu khảo sát tháng 8 năm 2003 cho thấy: vận tốc dòng chảy cao nhất tại tầng mặt là 46cm/s. ở khu vực trung tâm vịnh, tốc độ dòng chảy dao động trong khoảng 6 – 46cm/s, cao hơn ở khu vực đầm Thủy Triều (tốc độ nhỏ khoảng 4-7cm/s). Tại các eo và khu vực hẹp tốc độ dòng chảy tương đối lớn: mũi Hòn Lương 26cm/s, vùng bở thơn Mỹ Ca
32cm/s. Vào pha triều lên, có thể thấy xu thế truyền triều từ đơng sang tây, từ nam lên bắc. Đặc biệt, giai đoạn khảo sát vào thời kỳ triều cường vì vậy tốc độ và hướng dịng tầng mặt và đáy sai khác rất ít.