CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.4 Đặc điểm nhiệt muối
Vịnh Cam Ranh là vịnh tương đối nhỏ và độ sâu trung bình tương đối thấp. Khả năng trao đổi nước giữa vịnh và Biển Đông tương đối mạnh thông q ua cửa lớn phía đơng nam. Mặt khác, vịnh Cam Ranh khơng chịu ảnh hưởng bởi khối nước ngọt từ hệ thống cửa sông nên bức tranh phân bố nhiệt muối thể hiện rất đặc trưng của nước biển từ ngoài cửa lớn truyền vào vịnh. Trên cơ sở phân tích xu thế biến động theo không gian và thời gian các yếu tố nhiệt - muối cho thấy: Nhiệt độ nước có thể đạt cực đại 32,0°C vào mùa hè, đạt cực tiểu 20,27°C vào mùa đông, độ muối đạt cực đại 34,42‰ vào mùa hè và cực tiểu 29.51‰ vào mùa đông.
Phân bố nhiệt độ tầng mặt: nhiệt độ giảm dần từ 32°C ở đỉnh đầm Thủy Triều đến 25°C ở cửa vịnh. Nhiệt độ thấp nhất là 24,53°C, cao nhất là 32,33°C, nhiệt độ trung bình của tầng mặt tồn vịnh là 28,21°C. Phân bố nhiệt độ tầng đáy: nhiệt độ giảm dần từ đỉnh đầm Thủy Triều ra tới cửa vịnh Cam ranh (từ 31,5°C xuống 21°C). Nhiệt độ thấp nhất là 20,27°C, nhiệt độ cao nhất là 32,16°C, trung bình tầng đáy tồn vịnh là 23,55°C. Sự chênh lệch của nhiệt độ trung bình ở tầng đáy so với tầng mặt tương đối cao (5,58°C).
Phân bố độ mặn ở tầng mặt: các đường đồng mức độ mặn có giá trị giảm dần từ cửa vịnh lên phía bắc. Biến đổi độ mặn theo không gian tương đối rõ rệt và đều đặn so với nhiệt độ. độ mặn thấp là 30,59‰, cao nhất là 34,16‰, mức chênh lệch là 3,57‰, giá trị trung bình tầng mặt là 33,47‰. Phân bố độ mặn ở tầng đáy, các đường đẳng độ mặn cũng có giá trị giảm dần từ cửa vịnh trở vào nhưng mức độ chênh lệch cao hơn một chút. Cực tiểu độ mặn là 29,51‰, cực đại là 34,42‰ và độ mặn trung bình 33,85‰. Chênh lệch độ mặn trung bình giữa tầng mặt và tầng đáy là 0,38‰.