ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm dưới tác động của các yếu tố động lực tại vịnh cam ranh bằng mô hình số (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU

2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

Thành phố Cam Ranh gồm 9 phường và 18 xã. Tổng dân số thành phố ước đạt 500.224 người, với mật độ dân số đạt 400 người/km2. Dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh, phân bố không đồng đều, tập trung đông ở tất cả các phường và một số xã như Cam Đức, Cam Bình, Cam Thành Bắc, Cam Hải Tây,… nơi nằm ven các trục giao thông, cảng biển hoặc là địa bàn thuận lợi cho hình thành, phát triển đơ thị và các khu công nghiệp, địch vụ, du lịch.

Thành phố Cam Ranh có nhịp độ phát triển các ngành kinh tế khá cao, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Khu vực mang các đặc điểm địa sinh thái của vùng ven biển Nam Trung Bộ, vì thế tài nguyên ven biển tạo các sinh kế chính cho cộng đồng. bên cạnh hoạt động nông nghiệp (lúa và hoa màu) ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác khống sản và cơng nghiệp chế biến.

Nền kinh cơ cấu kinh tế chính của thành phố Cam Ranh là: cơng nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ. Các ngành công nghiệp chủ yếu là: Chế biển thực phẩm, đường, chế biến thức ăn thủy sản, chế biến các sản phẩm lâm nghiệp,…; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy sản đơng lạnh, muối; Cơng nghiệp cơ khí, hóa chất (Nhà máy sữa chữa ôtô, tàu thuyền, chất tẩy rửa…). Hoạt động sản xuất nơng nghiệp cũng đóng vai trị lớn trong tỷ trọng kinh tế của thành phố nhưng cũng góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường. Kinh tế thủy sản cũng là một thế mạnh của Khánh Hịa nói chung và của Cam Ranh nói riêng. Sản lượng thủy sản ước đạt 21.103 tấn, ni trồng đạt 3.602 tấn, trong đó tơm hùm trên 600 tấn, rong sụn trên 2.165 tấn, nhuyễn thể 200 tấn, cá biển 20 tấn,… Tuy nhiên với phương thức khai thác vẫn cịn lạc hậu, các nguồn lợi tài ngun và mơi trường biển luôn bị đe dọa và ngày càng cạn kiệt. Kinh tế du lịch cũng là một trong những ngành mũi

nhọn của thành phố và tỉnh. Nhưng đây cũng là một lĩnh vực có nhiều sức ép đối với các vấn đề tài nguyên, môi trường, xã hội cho các nhà quản lý, các nhà khoa học cũng như toàn thể cộng đồng. Ngành giao thông vận tải biển đã và đang được chú ý, đầu tư và phát triển ở Cam Ranh song vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, cơng suất cảng Ba Ngịi Cam Ranh hiện chỉ tiếp nhận hơn 1 lượt tàu/ngày là chưa đáng kể đối với nền kinh tế của tỉnh. Trong tương lai khi chuyển cảng hàng hóa từ Nha Trang về Cam Ranh, áp lực tàu thuyền ra vào sẽ tăng lên, bên cạnh đó áp lực của các vấn đề về mơi trường cũng sẽ tăng lên. Hệ thống cảng Ba Ngòi đang thực hiện nhiệm vụ trung chuyển hàng hóa với trọng tải tương đối lớn, nơi neo đậu của các tàu khách du lịch trong nước. Dọc theo bờ biển Cam Ranh là khu vực ra vào của các tàu cá công suất cỡ nhỏ và còn là khu vực dân sinh dọc theo bờ vịnh. Đó cũng là những đểm nóng có khả năng làm ơ nhiễm vùng vịnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm dưới tác động của các yếu tố động lực tại vịnh cam ranh bằng mô hình số (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)