Mức độ tương đồng của các kim loại đối với mẫu nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát, đánh giá sự phân bố hàm lượng các kim loại nặng trong nước và trầm tích hệ thống sông đáy (Trang 78 - 81)

Từ biểu đồ trên, với đặc tính giống nhau về sự xuất hiện của các kim loại trong mẫu khoảng 84% thì các nguyên tố được chia thành 3 nhóm như sau:

Nhóm 1 chỉ có ngun tố Cd. Theo kết quả phân tích PCA thì hàm lượng Cd cùng với Hg có vectơ riêng lớn với cùng PC2. Điều này có thể dự đốn sơ bộ dựa

trên tập số liệu là do hàm lượng Cd (và cả Hg) trong pha lỏng rất nhỏ, khơng mang đặc tính chung với phân bố của các kim loại khác trong đối tượng nghiên cứu.

Nhóm 2 có đặc tính chung gồm các ngun tố Cr, Fe, Co, Ni, Zn, Hg, Pb có mức độ tương đồng khoảng 86,95 %, cả 5 nguyên tố này đều có chung ảnh hưởng lớn đến PC1. Như vậy, do tính tương quan cao về hàm lượng nên chỉ cần phân tích hàm lượng một kim loại nặng trong nhóm đó là đủ cơ sở để đánh giá hàm lượng các kim loại nặng trong nhóm trong pha lỏng của các mẫu nước tại lưu vực sơng Đáy.

Nhóm 3 gồm Mn và As có mức độ tương đồng lên tới 93,76 %.

Từ kết quả trên ta có thể kết luận sơ bộ là đối với mẫu nước: nhóm các kim loại Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Zn, As, Hg, Pb là những nguyên tố có sẵn trong nước tự nhiên. Tuy nhiên, sự phân bố các kim loại nặng trong pha lỏng còn liên quan đến hệ số phân bố Kd. Do vậy, khi đối chiếu lại với các kết quả tính tốn hệ số phân bố của các kim loại nặng được thể hiện ở bảng 3.12, ta có thể thấy các kim loại này (As, Ni, Hg, Mn, Cr, Pb) đều có hệ số phân bố nhỏ. Điều này hoàn toàn hợp lý với kết quả phân tích CA ta thu được. Vì vậy, các nguyên tố này có thể được kết luận là nhóm những nguyên tố có sẵn trong nước tự nhiên.Các ngun tố cịn lại (Cu, Cd) có bản chất khác với nhóm này. Có thể nguyên tố Cu có nguồn gốc từ sơn chống thấm dùng cho tàu thuyền, nguyên tố Cd có nguồn gốc từ các điện cực dùng trên tàu thuyền.

3.8.2. Chất rắn lơ lửng và trầm tích:

Sự tích tụ kim loại nặng trong chất rắn lơ lửng và trầm tích có cùng đặc điểm chung liên quan tới việc kết tủa các kim loại ở các dạng hidroxit, cacbonat, sunfua hoặc các dạng hữu cơ và sa lắng dần theo thời gian cũng như sự biến đổi về hàm lượng chất hữu cơ và các thành phần khác trong pha nước. Vì vậy, có thể so sánh cả hai đối tượng này để tìm qui luật phân bố.

*Phân tích thành phần chính (PCA)

Sử dụng phần mềm Minitab 15 tính tốn tương tự như đối với mẫu nước, ta thu được những kết quả như sau:

Kết quả tính tốn đối với mẫu chất rắn lơ lửng cho thấy trị riêng của các PC giảm dần từ 5,6447 đến 0,0000 và phương sai từ PC thứ 4 chỉ còn 9,7 % và giảm dần đến 0 % cho 11 biến ban đầu còn đối với mẫu trầm tích trị riêng của các PC giảm dần từ 4,6984 đến 0,0000 và phương sai từ PC thứ 4 chỉ còn 9,9 % và giảm dần đến 0 % cho 11 biến ban đầu. Vì vậy, chỉ cần dùng 4 PC đầu tiên (có trị riêng lớn hơn 1) với phương sai tích lũy đạt được là 87,2 % đối với mẫu chất rắn lơ lửng và 81,0% đối với mẫu trầm tích thơng tin của tập số liệu ban đầu có thể chuyển tải tồn bộ thơng tin của tập số liệu. 0 0,25 0,0 ,00 0,2 -0,5 -0,25 0,4 0,0 -0,50 0,5 PC1 PC2 PC3

Anh huong cua cac kim loai den 3PC dau tien cua mau can lo lung

Hình 3.7. Ảnh hưởng của các kim loại đến 3 PC đầu đối với mẫu chất rắn lơ

0,5 0,00 0,0 0,15 0,30 -0,6 0,45 -0,3 -0,5 0,0 0,3 PC1 PC2 PC3

Anh huong cua cac kim loai den 3PC dau tien cua mau tram tich

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát, đánh giá sự phân bố hàm lượng các kim loại nặng trong nước và trầm tích hệ thống sông đáy (Trang 78 - 81)