Nghiên cứu ảnh hưởng α NAA đến khả năng ra rễ Hoàng thảo ph

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống in vitro lan hoàng thảo phi điệp tím (dendrobium anosmum lindl ) (Trang 44)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng α NAA đến khả năng ra rễ Hoàng thảo ph

là 30 g/l.

Bên cạnh đó, với thí nghiệm bổ sung 30 g/l khoai tây nghiền, số chồi trung bình đạt 17,6 chồi/cụm, chiều cao trung bình đạt 21,2 mm và số lá/chồi là 2,4. Khi tăng hàm lượng khoai tây lên 50g/l thì sự phát triển của chồi là cao nhất với số chồi trung bình đạt 19,2 chồi/cụm, chiều cao trung bình đạt 25,2 mm và số lá/chồi là 3,1.

Như vậy, khi so sánh sự sinh trưởng của chồi ở mơi trường có chứa dịch chuối xanh và khoai tây nghiền, chúng tôi nhận thấy khoai tây có ảnh hưởng tích cực đến sự sinh trưởng của chồi trong giai đoạn nhân nhanh hơn so với chuối xanh nghiền vì vậy nên bổ sung vào môi trường nhân nhanh lan Hoàng thảo phi điệp tím khoai tây nghiền. Hàm lượng khoai tây phù hợp là 50 g/l.

Chuối xanh 30 g/l Khoai tây 50 g/l

Hình 3.5. Ảnh hưởng của chuối xanh và khoai tây lên sự nhân nhanh cụm chồi lan Hồng thảo phi điệp tím sau 60 ngày

3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng α - NAA đến khả năng ra rễ Hồng thảo phi điệp tím điệp tím

α - NAA là hormone sinh trưởng thuộc nhóm auxin. Nó được sinh ra ở mơ phân sinh ngọn và được vận chuyển xuống các bộ phận khác của cây. Vai trò của α - NAA là thúc đẩy sự sinh trưởng và dãn nở của tế bào thực vật, tăng

cường quá trình tổng hợp và trao đổi các chất như ADN, protein... Ngồi ra nó cịn kích thích sự ra rễ, kéo dài rễ và tham gia vào cảm ứng tạo chồi vơ tính trong ống nghiệm. Để nghiên cứu ảnh hưởng của α - NAA đến khả năng tạo rễ lan Hồng thảo phi điệp tím chúng tơi sử dụng mơi trường MS bổ sung sucrose 30 g/l; agar 6 g/l; nước dừa 100 ml/l; THT 1 g/l; khoai tây 50 g/l và NAA với nồng độ thay đổi từ 0,2 mg/l đến 0,7 mg/l. Kết quả theo dõi sau 4 tuần được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của α - NAA đến khả năng tạo rễ của lan Hồng thảo phi điệp tím

CT Nồng độ α – NAA Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ/cây Độ dài rễ (mm) Đặc điểm rễ ĐC 0 20 0,8 ± 0,01 2,0 ± 0,12 Rễ nhỏ, ngắn, màu trắng CT1 0,2 72 1,5 ± 0,05 3,9 ± 0,13 Rễ nhỏ,màu trắng đục CT2 0,5 80 3,0 ± 0,11 5,1 ± 0,02 Rễ mập, dài, màu trắng đục CT3 0,7 76 1,88 ± 0,03 4,2 ± 0,08 Rễ dài, nhỏ, màu trắng đục, chóp rễ có màu xanh

Qua bảng 3.6, chúng tôi nhận thấy bổ sung α - NAA với hàm lượng khác nhau thì có tác dụng khác nhau đến sự hình thành rễ của lan Hồng thảo phi điệp tím:

- Ở mơi trường ĐC khơng bổ sung NAA thì lan có tăng trưởng về chiều cao và số lá nhưng tỷ lệ ra rễ thấp chỉ đạt 20%, số rễ trung bình/chồi chỉ đạt 0,8; độ dài rễ là 2 mm. Rễ nhỏ, ngắn, màu trắng.

- Khi mơi trường có bổ sung α - NAA, các chồi đều ra rễ với tỉ lệ khá cao. Ở nồng độ NAA 0,2 mg/l thì tỉ lệ ra rễ đạt 72%; số rễ trung bình/chồi đạt 1,5; độ dài rễ là 3,9 mm. Rễ nhỏ, màu trắng đục.

- Khi tăng nồng độ NAA lên 0,5 mg/l thì tỷ lệ tạo rễ là 80%, độ dài rễ lên đến 5,1 mm gấp đôi độ dài so với công thức ĐC và số lá và chiều cao cây tăng lên tương ứng là 5,3 mm và 4,12 cm. Rễ mập, dài, màu trắng đục.

- Tiếp tục tăng nồng độ NAA lên 0,7 mg/l thì tỷ lệ ra rễ, số rễ trên trung bình/chồi và chiều dài rễ đều giảm tương ứng là 1,88; 4; 5; 4,6. Rễ dài, nhỏ,

màu trắng đục, chóp rễ có màu xanh.

Từ kết quả trên có thể kết luận rằng, α - NAA thích hợp cho sự ra rễ của lan Hồng thảo phi điệp tím (Dendrobium anosmum Lindl.) và nồng độ α - NAA thích hợp nhất là 0,5 mg/l.

ĐC NAA 0,5 mg/l

Hình 3.6. Ảnh hưởng của α - NAA đến khả năng tạo rễ của lan sau 30 ngày

3.6. Ảnh hƣởng chế phẩm dinh dƣỡng đến sinh trƣởng và phát triển của cây lan sau khi ra cây trồng trong bầu

ọng bao gồm việc tạo rễ, huấn luyện thích nghi với thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, sự mất nước, sâu bệnh và chuyển từ trạng thái dị dưỡng sang tự dưỡng hoàn toàn. Đây là giai

đoạ in vitro. Khi cây

con nuôi cấy mô khi đã đạt đủ tiêu chuẩn, chúng tơi tiến hành dùng panh gắp cây con khỏi bình ni cấy sau đó rửa nhẹ nhàng dưới vịi nước cho thật sạch agar và tránh để cây bị nát, để cây con ráo nước, rồi trồng vào cốc nhựa đựng giá thể gồm vỏ thông, dớn, rêu đã được chuẩn bị trước. Sau đó cho vào túi bóng nilon ghim lại và ni trong phịng cấy mơ dưới giàn đèn.

Tiến hành chăm sóc các cây con bằng các chế phẩm dinh dưỡng khác nhau nhằm đánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm dinh dưỡng tới sự sinh trưởng của cây lan con. Thí nghiệm tiến hành trên 3 cơng thức (CT1: phun tưới nước lã;

CT2: phun tưới ½ MS; CT3 phun tưới phân đầu trâu 501) mỗi cơng thức trồng 20 cây, mỗi cây con có chiều cao 2 - 4cm, số lá 4 - 5, rễ 4 - 5 nhánh. Với mỗi chế phẩm dùng bình xịt phun sương tưới cho lan 2 - 3 lần/tuần. Các cây được tưới giữ ẩm hàng ngày. Kết quả theo dõi sau 8 tuần được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ảnh hƣởng chế phẩm dinh dƣỡng đến sự sinh trƣởng phát triển của cây

Chế phẩm Chiều cao cây

(cm) Số lá/cây Đặc điểm cây

Nước lã (ĐC) 4,54 ± 0,15 4,56 ± 0,12 Lá xanh nhạt, không ra rễ mới, rễ

cũ có màu xanh nhạt Phân đầu trâu

501 4,86 ± 0,15 4,6 ± 0,03

Lá xanh, ra rễ mới, rễ xanh, cây nảy chồi con

½ MS 5,2 ± 0,01 4,8 ± 0,04 Lá xanh, ra rễ mới, rễ xanh, cây

nảy chồi con

½ MS ĐC

Hình 3.7. So sánh sự ảnh hưởng từ chế độ tưới ½ MS tới sinh trưởng và phát triển của cây lan con so với đối chứng sau 60 ngày

Qua thí nghiệm, chúng tơi nhận thấy rằng các loại chế phẩm dinh dưỡng đều có tác dụng đến khả năng tăng chiều cao cây và số lá của lan con. Các cây lan được chăm sóc bằng chế phẩm dinh dưỡng đều cao cây hơn so

đối chứng chỉ phun nước lã. Khi phun nước lã thì chiều cao cây chỉ đạt 4,54 cm, số lá là 4,56; lá xanh nhạt, không ra rễ mới, rễ cũ có màu xanh nhạt. Khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng phân đầu trâu 501 cây đạt chiều cao trung bình là 4,86 cm và số lá là 4,6; lá xanh, ra rễ mới, rễ xanh, cây nảy chồi con. Khi phun ½ MS thì các chỉ tiêu theo dõi đều cao nhất: chiều cao cây trung bình là 5,2 cm, số lá trung bình là 4,8; lá xanh, ra rễ mới, rễ xanh, cây tạo chồi con.

Như vậy, trong 2 chế phẩm chăm sóc lan con giai đoạn mới ra cây chúng tôi đã sử dụng thì ½ MS có tác dụng tốt hơn phân đầu trâu 501. Các cây lan con được chăm sóc bằng ½ MS sinh trưởng phát triển tốt, ra rễ mới và ra thêm chồi con sau 8 tuần.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Khử trùng hạt lồi Hồng thảo phi điệp tím (Dendrobium anosmum Lindl.) bằng HgCl2 0,1% trong 10 hoặc 15 phút cho kết quả tốt, tỷ lệ mẫu vô trùng đạt trên 80% và rất ít ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt.

2. Môi trường MS bổ sung NAA 0,2 mg/l và BAP 2,0 mg/l có tác dụng tốt đến sự phát sinh Protocorm từ hạt và nhân chồi từ protocorm.

3. Mơi trường thích hợp nhất cho sự nhân nhanh cụm chồi lan Hồng thảo phi điệp tím (Dendrobium anosmum Lindl.) là mơi trường MS bổ sung sucrose 30 g/l; agar 6 g/l; nước dừa 100 ml/l; THT 1 g/l và BAP 1,5 mg/l.

4. Mơi trường thích hợp cho sự nhân nhanh chồi lan Hoàng thảo phi điệp tím (Dendrobium anosmum Lindl.) là mơi trường MS bổ sung sucrose 30 g/l; agar 6 g/l; nước dừa 100 ml/l; THT 1 g/l; BAP 1,5 mg/l và khoai tây 50 g/l.

5. Mơi trường thích hợp cho sự tạo rễ lan Hoàng thảo phi điệp tím (Dendrobium anosmum Lindl.) là mơi trường MS bổ sung sucrose 30 g/l; agar 6 g/l; nước dừa 100 ml/l; THT 1 g/l; khoai tây 50 g/l và NAA 0,5 mg/l.

6. Chế phẩm dinh dưỡng ½ MS có tác dụng tốt hơn phân đầu trâu 501 đối với sinh trưởng và phát triển của cây lan Hoàng thảo phi điệp tím (Dendrobium anosmum Lindl.) giai đoạn ra cây trồng trong bầu.

2. Kiến nghị

1. Tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu giá các chế phẩm dinh dưỡng và thể phù hợp nhất cho cây con ngoài vườn ươm.

2. Tiếp tục tiến hành nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro cây lan Dendrobium anosmum Lindl. nhằm góp phần bảo tồn lan rừng và phục vụ cho nhân nhanh giống, phục tráng các giống cây cảnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nghị, Lê Thị Muội (1997), Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2009), “Nhân giống lan Dendrobium anosmum,

Dendrobium mini bằng phương pháp nuôi cấy mô, nghiên cứu các loại giá thể trồng lan Dendrobium thích hợp và cho hiệu quả cao”, đề tài

nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học An Giang.

3. Trần Hợp (1998), Phong lan Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

4. Thái Hà (2011), Kỹ thuật trồng lan nhiệt đới, NXB Văn hóa Thơng tin.

5. Thanh Loan (2011), Kỹ thuật trồng lan, NXB Thời đại.

6. Nguyễn Văn Song (2011), “Nhân nhanh in vitro lan Kim Điệp (Dendrobium chrysotoxum) - một lồi lan rừng có nguy cơ tuyệt chủng”,

Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 64, tr. 127 - 136.

7. Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Thị Lý Anh, Vũ Ngọc Lan, Trần Thế Mai (2011), “Nhân giống in vitro giống lan Dendrobium fimbriatum (Lan

Hoàng Thảo Long nhãn)”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, trường Đại

học Nông nghiệp, tập 10, số 2, tr. 263 - 271.

8. Bùi Thị Tường Thu, Trần Văn Minh (2007), “Ảnh hưởng của chất điều hịa sinh trưởng đến q trình ni cấy phát sinh tế bào soma và phơi vơ tính ở cây lan (Dendrobium, Phalaenopsis, Cybidium)”, Hội nghị Khoa học và Công nghệ 2007, tr. 503 - 508.

9. Nguyễn Thanh Tùng, Lê Văn Điệp, Nguyễn Minh Trung, Trương Thị Bích Phượng (2010), “Áp dụng phương pháp nuôi cấy lát mỏng tế bào trong nhân giống in vitro cây Hoàng lan thân gãy (Dendrobium aduncum)”, Tạp chí Cơng nghệ Sinh học 8 (3): 361 - 367.

10. Vũ Văn Vụ, Lê Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp (2005), Công nghệ Sinh học

11. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (2007), Sinh lí học Thực

vật, NXB Giáo dục.

TIẾNG ANH

12. Angiosperm Phylogeny Group (APG), (Octorber 2009), “APG III system”. Botanical Journal of the Linnean Society.

13. Bijaya P., Deepa T. (24, May 2012), “In vitro mass propagation of an epiphytic orchid, Dendrobium primulinum Lindl. through shoot tip

culture”. African Journal of Biotechnology Vol. 11 (42), pp. 9970 - 9974. 14. Maridass M., Mahesh R., Raju G.A., Muthuchelian K. (2010) “In vitro

propagation of Dendrobium nanum through rhizome bud culture”. International Journal of Biological Technology, 1(2), 50 - 54.

15. Sana A., Touqeer A., Ishfaq A. H., Mehwish Y. “In vitro propagation of orchid (Dendrobium nobile) var. Emma white”. African Journal of Biotechnology Vol. 10(16), pp. 3097 - 3103, 18 April, 2011.

TRANG WEB 16. http://www.hoalanvietnam.org 17. http://www.vnorchids.net/index.php?/topic/11-lan-hoang-thao% 18. https://vi.wikipedia.org/ 19. http://www.vuonhoalan.net/?tab=detailnews&tin=68&title=lan-da-hac- phi-diep-dendrobium-anosmum

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống in vitro lan hoàng thảo phi điệp tím (dendrobium anosmum lindl ) (Trang 44)