Hệ thống RNM huyện Thái Thụy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản huyện thái thụy, tỉnh thái bình và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển (Trang 64 - 66)

Hình 3 .1 Vị trí vùng nghiên cứu

Hình 3.10 Hệ thống RNM huyện Thái Thụy

Tổng diện tích RNM ở huyện Thái Thụy hiện có năm 2012 là 3.980 ha, phân bố

ở những bãi bồi ven biển ngoài đê. RNM ở đây chủ yếu là rừng trồng, nên thành phần

loài thực vật phân bố khơng đa dạng, chủ yếu có một số lồi như: phi lao, bần.

Trong giai đoạn 1990 - 2000, diện tích RNM ở vùng nghiên cứu bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích RNM , xáo trộn thậm chí cịn hủy diệt nơi sống của các lồi thủy hải sản có giá trị là do hoạt động mở rộng diện tích sản xuất nơng nghiệp, đắp đầm NTTS. Nhưng hiện nay, chính quyền và nhân dân địa

phương đã nhìn nhận tích cực hơn về vai trò của RNM nên ý thức bảo vệ rừng được nâng cao hơn, nhiều dự án trồng RNM như Dự án trồng cây chắn sóng ven biển, Dự án

phục hồi và phát triển RNM ven biển tỉnh Thái Bình đã được Hội Chữ thập Đỏ tài trợ.

3.3.1.2. Địa hình, thành tạo địa chất

Dạng địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích huyện Thái Thụy. Chúng

được hình thành trong quá trình tương tác các yếu tố biển và sơng ngịi. Vật liệu cấu

tạo chủ yếu bao gồm bột – cát, bột – sét và sét – bột đặc trưng cho bãi triều hình thành trong quá khứ. Bề mặt địa hình bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển và có nhiều

dấu tích các lạch triều, lịng dẫn chết sót lại. Hiện nay dạng địa hình này đang được

khai thác chính trong nơng nghiệp.

Tại các khu vực sát biển, có dạng địa hình val cát cổ có nguồn gốc biển, kéo dài

song song với đường bờ biển hiện tại và phát triển không đồng đều ở hai phía cửa

sơng. Bề mặt địa hình có độ cao 1 – 2m với thành phần chủ yếu là cát nhỏ, cát bột có

độ chọn lọc tốt và nghèo chất hữu cơ. Ở các lớp dưới sâu có lẫn tàn tích sinh vật biển

(mảnh vỏ sò, ốc, ngao…).

Vùng triều ở khu vực huyện có thể chia thành hai phân vùng chính: bãi triều cao và bãi triều thấp. Khu vực bãi triều thấp có diện tích tương đối lớn, mở rộng dần về hai phía cửa sơng. Đây là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của biển, lượng phù sa từ sơng ra khơng lớn bằng nên ít có thực vật ngập mặn phát triển. Tại khu vực bãi triều cao, bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển, độ cao thay đổi trung bình 0 – 1,5m.

Các sơng chính chảy qua huyện Thái Thụy, bao gồm sơng Thái Bình, sơng

Diêm Hồ và sông Trà Lý thuộc hạ du của hệ thống sông Hồng và sơng Thái Bình,

mang đặc trưng của sơng vùng đồng bằng, dòng chảy được cung cấp phần lớn là lượng nước từ thượng nguồn đưa về và một phần nhỏ được cung cấp do mưa. Kèm theo lưu lượng nước là lượng phù sa rất lớn từ hệ thống sông này, trong đó ước tính ở cửa sơng

Thái Bình có khoảng 20 triệu tấn bùn cát bồi tích hàng năm; ở cửa Trà Lý khoảng 15 triệu tấn/năm. Hoạt động bồi tụ ở đây diễn ra khá mạnh bởi lượng phù sa lớn được các sơng Thái Bình, sơng Diêm Hộ và sông Trà Lý mang ra và chịu ảnh hưởng của thủy triều trong điều kiện thực vật ngập mặn phát triển.

Theo kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên Môi trường thực hiện năm 2011, mực

nước tăng trung bình trong giai đoạn từ năm 2020 tới 2100 khoảng 0,7 cm/năm. Như

vậy, tốc độ bồi lắng trầm tích ở các bãi bồi vùng nghiên cứu cao hơn nhiều lần so với tốc độ nước biển dâng. Điều này thể hiện vai trị ứng phó cao của địa hình đối với nước biển dâng. Nếu khơng, vùng ven biển này sẽ phải đối mặt với sự suy giảm diện tích dải RNM và nhiệu vụ ứng phó với BĐKH sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

3.3.2. Đánh giá khả năng ứng phó dựa vào các đặc điểm xã hội

3.3.2.1. Con người

Con người vừa là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp do các tai biến, cũng vừa là đối tượng có khả năng ứng phó, thơng qua các q trình điều chỉnh, tác động trở lại hệ

thống TN - XH, nhằm làm giảm thiểu những hậu quả có hại của thiên tai gây ra.

Ở những vùng có trình độ nhận thức, thu nhập của người dân cao được đánh giá

có khả năng ứng phó cao hơn các vùng khác. Ngồi ra, vùng có tỷ lệ người trong độ

tuổi lao động cao cũng góp phần tăng cường khả năng ứng phó với các điều kiện bất

lợi của thiên nhiên do họ là những người còn trẻ, có sức khỏe tốt. Đây là lực lượng

chính tham gia vào cơng tác hậu phương, di dân vùng bãi bồi ven biển, tham gia tìm kiếm cứu hộ và cứu nạn. Ngược lại, người già, phụ nữ và trẻ em là các đối tượng có khả năng ứng phó trước thiên tai thấp hơn.

Theo kết quả khảo sát, nhận thức về BĐKH của người dân trên địa bàn huyện

cho thấy, hơn 56% số hộ được hỏi chưa từng được nghe về BĐKH. Đối tượng hiểu

biết thấp về BĐKH chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong khi đó

đối với các hộ đã được nghe thì mức độ hiểu biết về BĐKH còn thấp.

Theo kết quả khảo sát thực địa cho thấy, nhận thức của người dân về vấn đề

BĐKH, ảnh hưởng của nó đến đời sống của người dân, các biện pháp ứng phó vấn cịn

hạn chế. Thơng tin về diễn biến của BĐKH, cũng như những tác động và ảnh hưởng

của nó chưa được đưa vào hệ thống tuyên truyền đại chúng. Người dân chủ yếu nhận

thức về BĐKH thông qua kinh nghiệm, đa số các ý kiến cho rằng các hiện tượng thời tiết không thuận lợi đang gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản huyện thái thụy, tỉnh thái bình và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)