2.2.4.1 .Hiện trạng sử dụng đất
2.3. Đánh giá chung về tình hình sử dụng đất khu ở công nhân tại khu
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.1.1. Về mặt sử dụng đất
+ Đất giao thông
Hiện tại, diện tích đất giao thơng trong khu đất ở được đầu tư xây tốt nhất so với các loại đất đã đặt ra trong bảng quy hoạch sử dụng đất, từ diện tích đất đường quy hoạch bao gồm: đường khu vực và đường cấp thành phố đến diện tích đất đường nhánh chính đều được đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch và đến thời điểm này đã đáp ứng được nhu cầu cho toàn bộ người dân trong khu vực xã Kim Chung.
Đối với đất đường phân khu vực (nằm ở phía Tây khu đất ở cho cơng nhân) chiếm diện tích khoảng 26.882m2 gồm hai dải đường dành cho xe chạy và vỉa hè, tuyến đường này nối liền đường liên khu vực ở phía Nam khu đất ở dành cho cơng nhân cho đến tuyến đường dọc Kênh giữa ở phía Bắc. Đây được xem là tuyến đường trung tâm của khu vực với một bên là khu đất ở cho công nhân, và một bên là KCN Thăng Long. Ngay từ khi mới xây dựng, các tuyến đường chính này đã được quan tâm và đầu tư bài bản, vì vậy cho đến nay tuyến đường này cơ bản đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu đi lại không chỉ của khu dân cư xã Kim Chung mà còn cho công nhân tại khu đất ở này, do vậy, người công nhân rất thuận lợi và dễ dàng trong việc di chuyển từ khu nhà ở đến các nhà máy trong KCN Thăng Long, hoặc đến các khu trung tâm kinh tế - chính trị của xã, huyện.
Với mục tiêu hướng đến là tạo điều kiện tốt nhất cho cơng nhân đến nơi làm việc an tồn và thuận tiện, nên hầu hết diện tích đất đường nhánh chính trong khu đất ở đều được xây dựng chỉnh chu, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của công nhân nơi này. Với diện tích được đưa vào sử dụng là 18.719m2, hiện tại có 6.820 cơng
nhân đang sống tại các khu nhà ở này thì bình quân diện tích trên người là 2,89m2/người. Ta có thể xét, đối với một khu nhà ở cho công nhân nằm gần KCN, đồng thời lưu lượng xe cộ di chuyển trên các tuyến đường giao thơng chính của xã Kim chung lại rất thưa thì việc sử dụng diện tích đất giao thơng trong khu đất ở này đến thời điểm hiện tại được xem là hợp lý.
Đối với đất dành cho giao thông tĩnh là các bãi đỗ xe chiếm diện tích 2.174m2 trong khu đất ở này vẫn chưa được đưa vào sử dụng, các lô đất dành cho bãi đỗ xe hiện nay vẫn đang là đất đường giao thông trong khu vực ở của công nhân, chưa được phân khu rõ ràng, tuy nhiên, tại tầng 1 của các tịa nhà cho cơng nhân đều dành một phần diện tích đất khoảng 40m2 để thiết kế thành bãi đỗ xe, phục vụ cho các cơng nhân có phương tiện trong mỗi tịa nhà, do đó khơng có tình trạng đỗ xe bừa bãi trên các vỉa hè, lòng đường làm mất mỹ quan của khu đất ở. Về cơ bản diện tích đất giao thơng khu ở này được quan tâm đầu tư xây dựng bài bản, giúp cơng nhân có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các cơng trình thương mại, dịch vụ của cả khu vực xã Kim Chung. Vì vậy, việc sử dụng đất giao thơng tại khu đất ở này đến nay là tương đối hiệu quả.
+ Đối với đất dành cho khu ở
Đối với đất ở, hiện tồn bộ diện tích đất dành để xây dựng các tịa nhà thấp tầng (nhà vườn, biệt thự) đều chuyển sang xây dựng các tịa nhà cao tầng dành cho cơng nhân ở theo Quyết định số 173/2006/QĐ-UBND ngày 25/9/2006 của UBND thành phố Hà Nội. Thành phố đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất các ô đất ở (ký hiệu NO-01 và NO-02) trong Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất xây dựng nhà ở thí điểm phục vụ cơng nhân tại xã Kim Chung - huyện Đông Anh. Việc không phải nới rộng thêm khu đất quy hoạch mà tận dụng diện tích ở thấp tầng tại khu đất ở này được xem là cần thiết bởi hiện nay nhu cầu về đất ở cho công nhân tại KCN là khá lớn, nếu chỉ thực hiện theo quy hoạch đối với diện tích đất ở cho cơng nhân là 56.833m2 với số tầng cao 5 tầng như vậy thì sẽ rất khó khăn trong việc cung ứng kịp thời nơi ở cho công nhân trong thời gian ngắn, hơn nữa, nhu cầu về đất ở thấp tầng để xây dựng biệt thự, sân vườn tại khu vực xã
Kim Chung chưa thật sự cần thiết trong giai đoạn này. Do đó, việc sử dụng phần đất ở này được xem là khá hợp lý và hiệu quả trong tình hình đất đai khan hiếm và khá nhạy cảm như hiện nay.
Hình 2.1. Thực trạng xây dựng khu nhà ở cho công nhân
Hiện tại, Với việc đã hồn thiện 18 khối nhà thuộc ơ đất NO2 và NO3 đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhà ở cho 6.820 cơng nhận, bên cạnh đó hai khối nhà D7 và D8 tiếp tục được hoàn chỉnh do chủ đầu tư thay đổi thiết kế từ 5 – 15 tầng (theo sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội và UBND huyện Đông Anh công bố ngày 28/3/2010 về việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng nhà ở công nhân tại xã Kim Chung) đã thể hiện một giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm quỹ đất trong khu ở đồng thời tăng nguồn cung về nơi ở cho công nhân tại KCN Thăng Long (do việc các khu cơng nghiệp trên địa bàn có sự thay đổi về dây chuyền sản xuất, nâng cấp và đầu tư mạnh mẽ hơn nên nhu cầu tuyển số lượng công nhân lớn hơn mức dự báo). Với số lượng các khu nhà cao tầng hiện có của khu chung cư xét trên nhu cầu theo dự báo
hiện tại mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu của công nhân làm việc tại KCN Thăng Long. Cùng với việc hoàn thiện các khối nhà đã hoàn thiện xong sẽ đáp ứng được 1.200 căn hộ phục vụ chỗ ở thuê cho 12.000 công nhân. Dự kiến đến năm 2015, nếu hoàn thiện tất cả các khối nhà theo quy hoạch cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu công nhân đang sống và làm việc tại KCN Thăng Long.
2.3.1.2. Về mặt xã hội
Điểm đặc biệt về ở khu đất ở cho cơng nhân tại KCN Thăng Long chính là việc khơng dành diện tích đất để xây dựng hàng rào dự án như các dự án khác (khu lưu trú Linh Trung, Tân Thuận,…). Việc phá bỏ hàng rào của dự án trong khu đất ở đã phần nào giúp người công nhân không cảm thấy bị cô lập tại nơi này, tăng cường mối quan hệ xã hội giữa người dân nơi đây và những người lao động di cư đến, người công nhân yên tâm hơn, thoải mái hơn khi nhanh chóng hịa nhập với mơi trường sống tại nơi đây cũng như dễ dàng tiếp cận, giao lưu văn hóa đời sống tinh thần của người dân xã Kim Chung.
Nhà ở đối với người công nhân lao động ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau có vai trị rất quan trọng như để thúc đẩy sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, nhà ở cho công nhân trong KCN cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, đem lại lợi ích trước mắt cho địa phương và lợi ích lâu dài cho đất nước. Chính vì thế mà ngày càng nhiều dự án về nhà ở cho công nhân đang được đề ra ở các Thành Phố lớn, và dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho cơng nhân ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, xã Kim Chung, đã bước đầu đạt được nhưng thành công nhất định như:
a, Tạo động lực để thúc đẩy sức lao động của người công nhân ở KCN
Động lực về vật chất. Trước hết, nhà ở là nơi giúp công nhân tái sản xuất một
phần sức lao động của mình. Phải có nhà thì cơng nhân mới có thể nghỉ ngơi với môi trường thoải mái trong lành hơn sau khi làm việc trong công xưởng với các thiết bị, máy móc, các chất độc hại. Vì đặc thù nghề nghiệp nên phần lớn cơng nhân
phải làm việc theo ca kíp, để đảm bảo hiệu suất tối đa của máy móc, thiết bị, cũng như yêu cầu đòi hỏi của các chủ hợp đồng.
Động lực về tinh thần. Ngoài việc đem lại những đảm bảo đời sống vật chất
cho cơng nhân thì nhà ở cịn giúp đem lại những lợi ích lớn về mặt tinh thần. Đó là giúp cho cơng nhân giảm nỗi lo về an ninh trật tự khi sống trong những khu nhà ở dành cho công nhân được quản lý chặt chẽ. Ngồi ra, tại nơi ở có các điều kiện tiếp xúc với phương tiện nghe, nhìn, sách, báo và các khu giải trí vui chơi cơng cộng làm phong phú đời sống tinh thần của cơng nhân.
Vì vậy, nhà ở là một nhân tố quan trọng trong thúc đẩy sức lao động của công nhân.
b, Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của KCN
Công nhân sẽ yên tâm sản xuất lao động. Khi “an cư” thì cơng nhân khơng
những sẽ yên tâm sản xuất, mà có điều kiện để được đào tạo tốt góp phần nâng cao chất lượng lao động. Một khi công nhân không phải lo lắng về nơi ăn chốn ở của mình thì họ có thể dành thêm thời gian cho việc học tập thêm kinh nghiệm, tham gia vào các khoá đào tạo, nâng cao tay nghề do doanh nghiệp hay các đơn vị khác tổ chức. Vì vậy, tạo cho người lao động một chỗ ở tốt, một cuộc sống ổn định, sẽ góp phần thúc đẩy q trình phát triển mạnh mẽ, lâu dài của doanh nghiệp.
Cơng nhân sẽ gắn bó với doanh nghiệp. Đó cũng chính là một trong những
nguyện vọng của cơng nhân vì họ muốn có một cơng việc, một cuộc sống ổn định. Doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ cơng nhân lành nghề, có kinh nghiệm thay vì tốn thời gian và kinh phí đào tạo lại khi phải luân chuyển công nhân. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đúng mức đến nhà ở cho cơng nhân, thì với sự cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường, nhất là khi hội nhập vào nền kinh tế tồn cầu, họ sẽ mất đội ngũ cơng nhân có tay nghề giỏi của mình, một khi các doanh nghiệp khác quan tâm tới đời sống của người lao động tốt hơn.
c, Công nhân được hưởng mức giá thuê phòng hợp lý
Hiện nay, khu đất ở dành cho công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long tồn tại nhiều hình thức cho thuê (tuỳ thuộc vào doanh nghiệp): một là, công nhân
được doanh nghiệp hỗ trợ hoàn tồn tiền th phịng (kể cả điện nước theo quy định). Hai là, cơng nhân sẽ phải trả một khoản tiền th phịng tương đối rẻ đối với từng căn hộ mà họ đang thuê: Giá cho thuê căn hộ 25m2 là 97.500 đồng/tháng, và căn hộ 40m2 là 93.600đồng/tháng. Ba là, doanh nghiệp chỉ hỗ trợ tiền th phịng cho cơng nhân một nửa, phần cịn lại sẽ do cơng nhân chi trả. [19]
Cho đến thời điểm này, cơng suất th phịng tại khu đất ở này là 85% và hiện các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục đăng ký cho cơng nhân của mình vào ở. Với mức giá th phịng như trên, hiện nay vẫn chưa có thắc mắc nào từ phía cơng nhân, [18] vì mức thu nhập bình qn hàng tháng của cơng nhân lao động làm việc tại các khu cơng nghiệp từ 1,2 - 2 triệuđồng/người/tháng thì khoản chi tiêu dành cho nhà ở như vậy là chấp nhận được.
d, Đời sống văn hố, tinh thần của cơng nhân được nâng cao, an ninh được đảm bảo
Lực lượng công nhân đang làm việc tại các KCN là lực lượng lao động có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước, do đó đời sống văn hóa tinh thần của cơng nhân trong khu nhà ở này cũng đang dần được cải thiện. Việc tạo điều kiện cho cơng nhân hưởng thụ văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao như: các hoạt động bóng chuyền, cầu lơng, đá bóng vào mỗi buổi chiều, mở lớp dạy khiêu vũ, các lớp cắm hoa, tỉa trái cây và tổ chức các buổi giao lưu sinh hoạt vào mỗi tối thứ bảy, chủ nhật hàng tuần đã giúp cho công nhân thoải mái, phấn khởi hơn sau những giờ làm việc căng thẳng. Đồng thời, với hệ thống trang thiết bị đầy đủ công nhân trong khu ở này được xem truyền hình, nghe đài, đọc sách báo ở nên việc tiếp cận thông tin của công nhân là khá đầy đủ và dễ dàng. Song song đó, tại một số khu nhà của các doanh nghiệp đang thuê hiện nay đã bắt đầu mở cơ sở dạy nghề cho công nhân, điều này cũng sẽ giúp cho họ nâng cao được tay nghề làm tăng năng suất lao động trong công việc. Với nhịp sống như vậy, đời sống tinh thần của công nhân trong khu ở này đang được quan tâm tương đối tốt, công nhân được học tập, nâng cao tay nghề,
nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, văn minh cơng nghiệp để họ n tâm gắn bó, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển ổn định.
2.3. 2. Hạn chế và tồn tại
2.3.2.1. Về quy hoạch
Quy hoạch sử dụng đất với các định hướng về dự báo khơng chính xác, không xác định được số lượng công nhân theo hướng phát triển như thế nào và cụ thể nhu cầu về nhà ở cho cơng nhân trong các khu cơng nghiệp do đó đã dẫn đến tình trạng sửa đổi quy hoạch sử dụng đất, sửa đổi thiết kế nhà ở với việc tăng số lượng tầng của các tồ nhà. Kéo theo đó trong tương lai khơng xa sẽ phải điều chỉnh lại quy hoạch các cơng trình cơng cộng và phúc lợi để đáp ứng với sự thay đổi trên.
Thiết kế nhà theo quy hoạch cịn mang nặng tư tưởng khơng ổn định về chỗ ở của cơng nhân, chưa có những thiết kế phịng và các khu nhà cho từng hộ gia đình đơn lẻ ở. Do đó chưa đáp ứng được một bộ phận cơng nhân có gia đình phải th trọ bên ngồi thay vì họ muốn ổn định bên trong khu dân cư khu cơng nghiệp. Bên cạnh đó cũng thể hiện sự bất hợp lý trong quy hoạch sử dụng đất khi thiết kế nhà trẻ, mẫu giáo trong khi đó thiết kế nhà lại khơng đi theo điều đó.
Các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân tại KCN Thăng Long trì trệ, kéo dài và cho đến nay cũng mới hoàn thành xong giai đoạn 1; Trong quá trình triển khai thực hiện dự án trên cũng phát sinh một số vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ và giải quyết. Thủ tục pháp lý xin duyệt quy hoạch và triển khai dự án khu nhà ở cơng nhân cịn chưa có sự thống nhất giữa các cơ sở, ngành chức năng nên chủ đầu tư dự án đã mất rất nhiều thời gian, cơng sức và chi phí để triển khai. Bên cạnh đó hiện nay q trình triển khai giai đoạn 2 vẫn cịn vướng nhiều khâu như thủ tục thực hiện rườm rà; Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm đền bù, thu hồi bởi chi phí giải phóng mặt bằng rất cao. Vì vậy, mặc dù dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân tại KCN Thăng Long đã đi vào hoạt động được hơn 5 năm nhưng cho đến nay dự án vẫn gặp khó khăn trong khâu giải phóng
mặt bằng và việc vay vốn đầu tư cho dự án. Hiện nay trong khuôn viên khu đất ở dành cho cơng nhân vẫn cịn rất nhiều đất thổ cư và dân cư sinh sống, vì vậy công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc. Đồng thời, người dân lại cố tình khơng hợp tác không tạo điều kiện cho chính quyền xã Kim Chung giải phóng mặt bằng, vì họ cho rằng giá đền bù quá thấp nên ko chịu di dời, ngồi ra, do tình trạng sử dụng đất sai mục đích, do đó việc điều tra, xác minh nguồn gốc đất gặp nhiều khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng tới tiến độ GPMB. Việc cắm mốc, giải thửa, xác định diện tích đền bù mất nhiều thời gian, do đất nông nghiệp lâu ngày không canh tác bị ngập úng cục bộ, đồng thời các