Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực hạ long cẩm phả, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 27 - 29)

1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

Các quan điểm nghiên cứu được vận dụng trong nghiên cứu cảnh quan nhân sinh như quan điểm hệ thống - tổng hợp lãnh thổ, quan điểm lịch sử và quan điểm phát triển bền vững. Các quan điểm này hỗ trợ góp phần định hướng nghiên cứu trong cảnh quan nói chung và cảnh quan nhân sinh nói riêng

a. Quan điểm hệ thống, tổng hợp lãnh thổ

Cảnh quan nhân sinh hình thành trên nền cảnh quan tự nhiên, mỗi đơn vị cảnh quan là địa hệ thống, được cấu tạo từ nhiều hợp phần khác nhau: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và sinh vật. Giữa chúng và giữa các địa tổng thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo dòng vật chất và năng lượng. Bất kỳ một hợp phần nào thay đổi kéo theo sự thay đổi của cả hệ thống đó và các hệ thống khác có liên quan. Vì vậy, cần thiết sử dụng quan điểm này trong nghiên cứu cảnh quan nhân sinh.

Cảnh quan nhân sinh là tổng hợp các mối quan hệ giữa các hợp phần của tự nhiên và kinh tế - xã hội, chịu sự tác động của cả quy luật tự nhiên lẫn xã hội. Phân hố theo khơng gian và cũng luôn thay đổi theo thời gian. Con người từ khi ra đời đã và đang tạo ra sự thay đổi đáng kể các cảnh quan xung quanh.

Vì vậy, khi nghiên cứu cần xem xét đầy đủ các nhân nhân tố cũng như tất cả các nhân tố thành tạo và ảnh hưởng sự hình thành, phân hố và phát triển của lãnh thổ.

b. Quan điểm lịch sử

Các hợp phần cấu tạo nên cảnh quan nhân sinh đều tồn tại trong một giai đoạn nhất định và thay đổi theo mỗi thời kì lịch sử dưới các tác động khác nhau của con người. Do vậy nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cần áp dụng quan điểm này để thấy lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong mối tác động tương quan giữa các yếu tố với nhau. Trên cơ sở đó có các biện pháp sử dụng hợp lý, cải tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Theo quan điểm này, các cảnh quan nhân sinh cần được nghiên cứu trong quá khứ, ở hiện tại và dự báo trong tương lai.

c. Quan điểm phát triển bền vững

Mọi nghiên cứu cảnh quan và địa lý ứng dụng đều phục vụ vấn đề cấp thiết của xã hội là sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường mà nội hàm chính là phát triển bền vững.

Theo WCED (Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển): phát triển bền vững là sự thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng phát triển thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Như vậy, phát triển bền vững lãnh thổ vừa phải ổn định lâu dài vừa phải đạt được sự công bằng trong cùng một thế hệ, giữa các thế hệ với nhau và trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Bền vững về mặt kinh tế: phát triển là sự nâng cao điều kiện sống về mặt chất và tinh thần của con người thông qua phát triển sản xuất ,cải tiến quan hệ xã hội .Phát triển bền vững về mặt kinh tế thể hiện ở sự gia tăng phát triển sản xuất nhưng phải ổn định ,làm cho giá trị tổng sản phẩm ngày càng một tăng lên.

Bền vững về mặt xã hội: Đảm bảo cơng bằng xã hội, nâng cao tính giáo dục, đạo đức và thẩm mỹ. Các chính sách kinh tế phải được cộng đồng chấp nhận.

Bền vững môi trường: Thực tế cho thấy kinh tế càng phát triển nhanh, nguồn tài nguyên thiên nhiên càng có nguy cơ cạn kiệt. Mơi trường khơng khí, nước,…càng bị ơ nhiễm, đặc biệt là xung quanh các khu đô thị lớn và các cơ sở sản xuất. Vì vậy, môi trường luôn là vấn đề nan giải hiện nay. Bền vững về mặt môi trường, phải đảm bảo ba chức năng: là không gian sống, là nơi chứa đựng và hoá giải chất thải và là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, chất lượng môi trường được kiểm tra thông qua các thông số theo tiêu chuẩn môi trường của nhà nước. Theo nghĩa rộng, để môi trường phát triển bền vững phải hiểu, vận dụng các quy luật tự nhiên trong khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực hạ long cẩm phả, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)