Phương pháp và quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực hạ long cẩm phả, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 29 - 33)

1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.3.2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu

1.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu Cảnh quan nhân sinh là hướng nghiên cứu tổng hợp, do vậy phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu. Trong nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống thường dùng trong địa lý, có kết hợp với phương pháp hiện đại để nghiên cứu một cách tổng hợp và xác thực nhất mức độ phù hợp của các dạng cảnh quan với mục đích sử dụng ngồi thực tế.

a. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, mạng, thống kê và các báo cáo, quy hoạch của khu vực nghiên cứu

Sau khi thu thập, tiến hành chọn lựa và phân tích các thơng tin cần cho mục đích nghiên cứu. Đây là phương pháp cơ bản cho cảnh quan nói riêng và bất kỳ ngành khoa học cơ bản nào

b. Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp này dùng để nghiên cứu cấu trúc cảnh quan nhân sinh thông qua việc khảo sát các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Bằng việc thu thập các số liệu, tài liệu đã có về khu vực nghiên cứu, bao gồm các bản đồ hợp phần (bản đồ địa hình, bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất) và các số liệu thống kê về dân số lao động, đất đai, khí hậu…Ta tiến hành khảo sát thực địa theo các tuyến từ vùng đồi núi Mông Dương, Cẩm Hải (Tp. Cẩm phả) xuống tới vùng đồng bằng và ven biển tiếp giáp với vịnh Hạ Long, Bái Tử Long trên địa bàn hai thành phố. Tại các điểm khảo sát tiến hành lấy mẫu và quan trắc các thông số môi trường.

Đây là phương pháp quan trọng nhất cho phép phát hiện các vấn đề môi trường bức xúc, các mâu thuẫn nảy sinh giữa môi trường và phát triển kinh tế tại khu vực.

c. Phương pháp bản đồ - GIS

Bản đồ là công cụ đầu tiên và cũng là kết quả sản phẩm của các nhà địa lý. Trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhân sinh, phân tích bản đồ lấy thông tin đồng thời dựa vào bản đồ địa hình để vạch ra các tuyến khảo sát cho khu vực

nghiên cứu. Phần mềm Mapinfo, được sử dụng trong khóa luận này để thành lập và biên tập các bản đồ hợp phần như Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, cũng như thành lập bản đồ cảnh quan nhân sinh và bản đồ định hướng sử dụng cảnh quan khu vực Hạ Long – Cẩm Phả.

GIS là công cụ hiện đại, hỗ trợ rất nhiều cho các nhà Địa lý trong quá trình thu thập, phân tích, xử lý khơng gian cũng như lưu trữ dữ liệu. Trong luận văn, công cụ GIS được sử dụng để hỗ trợ tổng hợp các thông tin hợp phần thành lập bản đồ cảnh quan nhân sinh.Qua đó góp phần định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ và phát triển bền vững.

1.3.2.2. Quy trình nghiên cứu cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh

Để phù hợp với các đặc điểm của khu vực và mục tiêu nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu theo các bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề cương luận văn Bước 2: Thu thập, tổng hợp những thông tin cần thiết kết hợp khảo sát thực địa. Sau đó tiến hành:

+ Tổng quan cơ sở lý luận và tài liệu có liên quan đến đề tài

+ Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan và các bản đồ hợp phần

Bước 3: Phân loại cảnh quan nhân sinh và thành lập bản đồ cảnh quan nhân sinh, trong đó tập trung nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan

Bước 4: Phân tích các vấn đề mơi trường chính trong cảnh quan nhân sinh và dự báo xu thế biến đổi

Bước 5: Định hướng và đề xuất không gian sử dụng hợp lý và bảo vệ các cảnh quan khu vực Hạ Long – Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Bước 5

Hình 1.7. Các bước nghiên cứu cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, xây

dựng đề cương chi tiết

Khảo sát thực địa

Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan và các bản đồ hợp

phần Tổng quan cơ sở lý luận và tài

liệu có liên quan đến đề tài Thu thập, tổng hợp những

thông tin cần thiết

Phân loại cảnh quan nhân sinh

Thành lập bản đồ cảnh quan nhân sinh, nghiên cứu đặc điểm và sự

phân hóa cảnh quan

Phân tích các vấn đề mơi trường chính trong cảnh quan nhân sinh và dự báo xu thế biến đổi

Định hướng và đề xuất không gian sử dụng hợp lý và bảo vệ các cảnh quan khu vực Hạ Long – Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

CHƯƠNG 2. CẢNH QUAN NHÂN SINH KHU VỰC HẠ LONG –CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực hạ long cẩm phả, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)