Vị trí địa lý – yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới thành tạo cảnh quan nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực hạ long cẩm phả, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 33 - 35)

2.1. Các yếu tố thành tạo cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả

2.1.1. Vị trí địa lý – yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới thành tạo cảnh quan nhân

TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Các yếu tố thành tạo cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả

2.1.1. Vị trí địa lý – yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới thành tạo cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả

Khu vực Hạ Long - Cẩm Phả nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý từ 20055’ - 21012’ vĩ độ Bắc và 106050’ - 107010’50’’ độ kinh Đơng. Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía Đơng giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hồnh Bồ và Quảng Yên

Khu vực nghiên cứu có vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và ngồi ra cịn có vịnh Bái Tử Long và rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác, có thể thấy đây là vùng có tiềm năng du lịch lớn. Điều kiện vị trí địa lý khơng những tạo ra tiềm năng du lịch cho vùng ra mà còn đem lại những lợi thế lớn cho phát triển kinh tế: khu vực nằm trên hành lang quốc lộ 18A - hành lang kinh tế nối Hà Nội với Hạ Long và các tỉnh biên giới Trung Quốc, trong vùng lại có hệ thống đường thủy, đặc biệt là các hải cảng có tầm quan trọng khơng những trong tỉnh mà còn mang ý nghĩa vùng, liên vùng, quốc gia và quốc tế. Chính vì thế vùng Hạ Long - Cẩm Phả có ý nghĩa kinh tế nội vùng Đơng Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và ý nghĩa liên thông quốc tế về đường thủy, đường bộ và cả đường không trong tương lai.

Những năm gần đây vùng Hạ Long - Cẩm Phả có sự phát triển kinh tế - xã hội rất sôi động, tốc độ phát triển kinh tế luôn đạt trên 2 con số, đặc biệt là phát triển công nghiệp, thủy sản và du lịch – dịch vụ. Q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ với sự xuất hiện các đô thị, khu dân cư mới ven bờ vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Bộ mặt đô thị và dân cư trong tỉnh đã có nhiều thay đổi trở nên khang trang hơn, đẹp đẽ hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, ở từng vùng vẫn cịn những vấn đề bức xúc và đang trở nên ngày càng cấp thiết. Việc phát triển công nghiệp than ngày càng mạnh, liên tục năm sau tăng hơn năm trước ở vùng than Hịn Gai và Cẩm Phả đã làm ơ nhiễm mơi trường vùng than tồn diện và nghiêm trọng. Mơi trường khơng khí tại các đơ thị (Hịn Gai, Cẩm Phả) bị ơ nhiễm do hoạt động vận chuyển

than, hoạt động giao thông tấp nập trên đường 18A và các tuyến đường nội thị…Bên cạnh mơi trường khơng khí thì vấn đề thu gom và xử lý rác thải, nước thải tại các đô thị lớn như Hạ Long, Cẩm Phả cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến môi trường đô thị.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các bãi triều, các vùng của sơng ven biển làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn và ảnh hưởng đến môi trường nước qua việc xả thải trực tiếp từ đầm nuôi mang theo các chất hữu cơ dư thừa và các mầm bệnh ra ngồi. Mơi trường khu vực bị ô nhiễm do nước và rác thải sinh hoạt. Môi trường nước ven biển bị xuống cấp và ô nhiễm nặng do sự tập trung của các nhà máy sàng tuyển, các cảng xuất than, do các vật chất đưa ra từ bãi thải, san lấp mặt bằng xây dựng đô thị bên bờ vịnh Hạ Long, Bái Tử Long…Nghiêm trọng hơn, vịnh Hạ Long, niềm tự hào của người Quảng Ninh và Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất đi giá trị tự nhiên và vẻ đẹp vốn có do chính sự hiểu biết và liều lĩnh của con người. Tất cả các vấn đề trên tạo nên một chuỗi các khủng hoảng môi trường - xã hội, là hệ quả tất yếu của một thời kỳ phát triển quá nóng, thiếu sự quản lý hệ thống và tổng hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực hạ long cẩm phả, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 33 - 35)