Tần suất mưa trung bình PF

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm mưa do không khí lạnh ở khu vực trung bộ bằng dữ liệu vệ tinh GSMaP (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH

3.2. Sự phân bố đặc điểm mưa theo khơng gian và thời gian khu vực Thanh Hóa

3.2.1 Tần suất mưa trung bình PF

Hình 3. 3 biểu diễn giá trị tần suất trung bình từng giờ PF khu vực từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng. Hình này cung cấp cho ta một cái nhìn tổng quan về dịch chuyển vùng mưa từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng.

Phân tích Hình 3.3, ta thấy rõ rằng: Càng dịch chuyển xuống phía Nam thì khả năng xuất hiện mưa ở các tỉnh càng lớn, điều này đúng ở tất cả các giờ. Thanh Hóa và Nghệ An rõ ràng là hai tỉnh có khả năng xuất hiện mưa ít hơn đáng kể so với các tỉnh còn lại, tần suất mưa ở đây chủ yếu dao động ở ngưỡng 2-20%. Trong khi Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng là 2 tỉnh có tần suất mưa cao nhất trong khu vực với giá trị PF đạt trong khoảng 35-55%. Tuy nhiên so với Đà Nẵng thì Thừa Thiên Huế cho khả năng mưa nhìn chung lớn hơn.

Khả năng xuất hiện mưa ở khu vực nghiên cứu có sự biến động rõ rệt nhất thể hiện ở khu vực giáp ranh giữa Hà Tĩnh-Quảng Bình và Thừa Thiên Huế-Đà Nẵng. Nguyên nhân sự thay đổi này được cho là do tác động của địa hình gây ra, bởi lẽ ranh giới giữa 2 khu vực trên tồn tại các bẫy mưa địa hình: dãy núi Hồnh Sơn-Đèo Ngang, dãy Bạch Mã-Đèo Hải Vân chạy đâm ngang ra biển. Những nghi vấn này sẽ được phân tích kĩ hơn ở mục 3.3. Cịn xét từ tây sang đơng, các điểm pixel có giá trị PF cao thường tập trung ở khu vực đường biên bờ tây, giảm dần khi đi vào vùng đồng bằng (ở giữa) và sau đó lại tăng dần ở các điểm nằm sát biển. Đặc điểm này có thể là do hệ quả của hồn lưu gió núi-thung lũng...gây ra.

Như vậy, xét theo cả hai chiều từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, ta thấy rằng khu vực có khả năng xảy ra mưa lớn nhất do tác động của KKL thuộc phần phía Nam khu vực nghiên cứu từ Quảng Bình trở vào đến Đà Nẵng (tức Nam Đèo Ngang). Điều này hoàn toàn phù hợp với những nhận định được đưa ra trước đó bởi nhóm tác giả Nguyễn Khanh Vân và cs (2012) [22]. Tần suất xảy ra mưa lớn nhất nằm ở các điểm ven biển và ven bờ tây tỉnh, ngược lại vùng đồng bằng ở giữa của các tỉnh Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh là nơi có PF nhỏ nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm mưa do không khí lạnh ở khu vực trung bộ bằng dữ liệu vệ tinh GSMaP (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)