Phân tích Hình 3.8 về sự dịch chuyển của PI theo kinh độ ta thấy rằng:
Từ kinh độ khoảng (103.8-105.5 oE), giá trị PI dao động ở ngưỡng tương đối nhỏ chỉ từ 0.1-2mm/h.
Từ kinh độ khoảng (105.3-106.5 oE): PI tăng mạnh, dao động từ 1-5 mm/h, trong đó tăng mạnh nhất ở khoảng (105.7-106.5 oE) và đạt cực đại chính lúc tại kinh độ (106.0-106.35 oE) với giá trị PI là 5mm/h.
Từ kinh độ khoảng (106.5-107 oE), PI có sự giảm nhanh.
Từ kinh độ khoảng (107.2-108 oE), PI có xu hướng tăng nhẹ trở lại, dao động trong ngưỡng từ 1-4mm/ và đạt đỉnh lần 2 lúc 9h tại kinh độ 108 oE với giá trị ~3.8mm/h. Qua phân tích sự dịch chuyển của PF và PI theo phương kinh độ ta rút ra được các kết luận sau:
Từ kinh độ khoảng (104.0- 105.5 oE), tương đương với phần phía tây của ba tỉnh Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh thì cả PF và PI đều nhỏ và nhỏ nhất so với các phần còn lại.
Từ kinh tuyến 105.5 oE, cả PF và PI đều tăng mạnh. Trong khi PF tiếp tục tăng đều cho đến kinh tuyến 108 oE và đạt cực đại chính ở khoảng (107.3-108.0 oE) thì PI lại có sự biến động theo không gian nhiều hơn. PI đạt cực đại chính ở kinh độ 106.0-106.35 oE, sau đó giảm dần, đến kinh tuyến 107.2 oE thì tăng nhẹ trở lại, đạt đỉnh lần 2 ở kinh tuyến 108 oE.
Từ kinh độ khoảng (108-108.3 oE), cả PF và PI đều có sự giảm dần.
3.4. Biến trình ngày đêm của tần suất mưa và cường độ mưa trung bình từng giờ khu vực Thanh Hóa đến Đà Nẵng khu vực Thanh Hóa đến Đà Nẵng
3.4.1. Tần suất mưa trung bình PF
Phân tích Hình 3.9 về tần suất mưa trung bình từng giờ tại khu vực ta thấy rằng:
Càng tiến về các tỉnh phía Nam thì khả năng xuất hiện mưa càng cao, tần suất mưa càng lớn dần. Điều này được thể hiện rất rõ qua bản đồ không gian đã phân tích ở mục 3.2 và bản đồ phân bố số lần xuất hiện mưa tại mỗi vị trí ơ pixel ở Hình 3.10,
khi mà số điểm pixel có mưa phần phía nam ơ thứ 225 gần như gấp đơi so với phần trước ô pixel này.