Theo vĩ độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm mưa do không khí lạnh ở khu vực trung bộ bằng dữ liệu vệ tinh GSMaP (Trang 59 - 68)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH

3.3. Sự dịch chuyển của tần suất mưa PF và cường độ mưa PI theo vĩ độ, kinh độ

3.3.1 Theo vĩ độ

Các đặc điểm liên quan đến sự dịch chuyển của PF và PI theo chiều từ Bắc xuống Nam trong 24 giờ được thể hiện thơng qua Hình 3.5 và Hình 3.6.

Hình 3. 5 Sự dịch chuyển của PF theo phương vĩ độ

Phân tích Hình 3.5 về sự dịch chuyển của PF theo vĩ độ trong các giờ ta thấy rằng:

 Từ vĩ độ khoảng (20.5-20 oN) thì khả năng xuất hiện mưa lớn đạt giá trị nhỏ nhất, dao động từ 1-15%.

 Từ vĩ độ khoảng (20-18.5 oN): PF bắt đầu tăng dần, dao động từ 15-30%, nhưng mức độ gia tăng của PF thể hiện mạnh nhất ở vùng vĩ độ từ (19.0-18.0 oN).

 Từ vĩ độ khoảng (18.0 - 16.25 oN): PF tiếp tục tăng đều với ngưỡng dao động từ 20 - 40% và đạt đỉnh lúc 22h đến 00h hôm sau tại ranh giới vĩ độ 16.0 oN với PF đạt tới 45%.

Phân tích Hình 3.6 về sự dịch chuyển của PI theo vĩ độ trong tất cả các giờ ta thấy:

 Từ vĩ độ khoảng (20.5 – 18.0 oN): PI có xu hướng tăng dần khi đi từ phía bắc xuống, trong đó từ vĩ độ (20.5 – 20 oN) PI tăng nhẹ, từ vĩ độ (20 – 18.0 oN) thì PI tăng mạnh với biên độ dao động từ 0.5 - 4 mm/h.

 Đến vĩ độ 17.7 oN, PI đạt cực đại chính tại đây lúc 7h với giá trị cường độ mưa tới 5.2 mm/h.

 Từ vĩ độ khoảng (17.7 - 16.5 oN), PI có xu hướng giảm, dao động từ 1-4 mm/h.

 Từ vĩ độ (16.5 – 16.25 oN), PI tăng nhẹ và đạt đỉnh lần 2 lúc 9-10h với giá trị ở ngưỡng 3-3.5 mm/h. Sau đó PI lại giảm dần cho đến hết vĩ độ 15.9 oN.

Qua phân tích sự dịch chuyển của PF và PI theo phương vĩ độ, ta rút ra được các kết luận sau:

 Từ vĩ độ khoảng (20.5-20 oN) cả PF và PI đều đạt giá trị ở ngưỡng thấp nhất trong tất cả các giờ.

 Từ vĩ độ (20.0-18.0 oN), khả năng xuất hiện mưa lớn do KKL và cả cường độ mưa lớn đều thể hiện sự gia tăng mạnh. Ranh giới lân cận vĩ tuyến 18 oN-17.5oN là nơi cả PF và PI đều đạt cực đại trong ngày, trong đó PI tại đây là cực đại chính.

 Sự khác biệt về đặc điểm gia tăng và suy giảm của PF và PI bắt đầu từ sau vĩ tuyến khoảng 17.5 oN. Trong khi càng tiến về phía Nam đến khoảng vĩ tuyến 16.5 oN, PF vẫn tiếp tục xu hướng tăng và đạt cực đại chính ở vĩ độ (16.5-16.0oN) thì giá trị PI lại cho thấy sự giảm dần về cường độ.

 Từ sau vĩ độ 16 oN, cả PF và PI đều có sự giảm nhẹ.

Như vậy, sự ảnh hưởng của địa hình đến lượng mưa địa phương đã thể hiện rất rõ ràng, vai trị của dãy Hồnh Sơn và dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển đã có tác động rất lớn trong việc tạo ra các “bẫy mưa” giúp gia tăng tần suất mưa lớn lẫn cường độ mưa khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm mưa do không khí lạnh ở khu vực trung bộ bằng dữ liệu vệ tinh GSMaP (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)