Sericit gia cường cho các vật liệu cao su

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến tính khoáng sericit ứng dụng làm chất độn gia cường cho vật liệu polyme (Trang 30 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.5.1. Sericit gia cường cho các vật liệu cao su

Furtado cùng các đồng nghiệp đã sử dụng sericit làm chất độn trong các thành phần lưu hóa của cao su styren-butadien để thay thế một phần oxit silic [10]. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sericit có những ảnh hưởng rõ rệt tới quá trình lưu hóa của vật liệu như là kết quả của sự giảm mật độ các liên kết ngang. Sericit không sử lý bề mặt có hoạt tính thấp hơn silica, tuy nhiên có thể thay thế một phần oxit silic bằng sericit nhằm giảm giá thành của sản phẩm. Việc thêm sericit đã phần nào cải thiện môđun đàn hồi của cao su mà khơng làm ảnh hưởng nhiều đến các tính chất khác như độ bền kéo đứt và độ giãn dài ở điểm đứt.

Khi sử dụng bột sericit làm chất độn cho cao su, nó đã có những ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu. Bột sericit có thể cải thiện độ bền của các sản phẩm cao su, cũng như các ảnh hưởng gia cường tương tự như với các chất độn gia cường khác. Các ảnh hưởng chính của nó trong cao su là: cải thiện độ bền của các sản phẩm cao su, các ảnh hưởng gia cường tương tự như với muội cacbon trắng (white carbon black), tăng sự ổn định kích thước, chống lão hóa, kháng nứt vỡ, kháng mài

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Việt Dũng

nhiệt, cách điện, giảm sự xâm thực của chất khí và chất lỏng …

Daniele F. Castro và các đồng nghiệp đã đưa sericit vào trong các hệ lưu hóa cao su thiên nhiên và cao su butadien với hàm lượng từ 0-30%. Các kết quả cho thấy rằng các tính chất cơ lý của vật liệu đã được gia tăng khi tăng hàm lượng của sericit [13].

S. Debnath, S. K. De và D. Khastgir đã nghiên cứu q trình lưu hóa và tính chất cơ lý, tương tác pha của sericit gia cường cho cao su butadien (SBR) [29]. Mica đã gia tăng môđun đàn hồi và độ bền kéo đứt, nhất là độ bền xé rách của SBR. Sericit được sử lý bề mặt bằng -methacryloxypropyltrimethoxysilane đã cải thiện

liên kết pha giữa SBR và sericit, dẫn đến gia tăng môđun đàn hồi và độ bền kéo đứt của vật liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến tính khoáng sericit ứng dụng làm chất độn gia cường cho vật liệu polyme (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)