Khảo sát khả năng hấp phụ amoni và asen của 4 vật liệu trên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến tính than hoạt tính bằng HNO3và KMnO4 làm vật liệu xử lý một số chất ô nhiễm trong nước sinh hoạt001 (Trang 30 - 32)

2.4.2 .Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich

2.6. Khảo sát khả năng hấp phụ amoni và asen của 4 vật liệu trên:

2.6.1 . Khảo sát khả năng hấp phụ amoni bằng than biến tính.

2.6.1.1. Khảo sát thời gian hấp phụ cân bằng amoni.

Cân chính xác 0.5 g than biến tính đối với cả 4 vật liệu trên cho vào bình tam giác cỡ 250 ml , đem hút chân không 5 phút, thêm vào 50 ml dung dịch amoni 5ppm đem lắc trên máy lắc tốc độ 150 vòng/ phút trong khoảng thời gian: 0,5, 1,

1.5, 2, 2.5, 3 giờ., sau đó lấy dung dịch có lọc qua giấy lọc băng xanh đem phân tích nồng độ amoni cịn lại.

Lấy 5ml dung dịch mẫu, cho vào các ống nghiệm, thêm 0.2 ml EDTA,, lắc đều, thêm 0.5ml dung dịch thuốc thử nessler, lắc nhe, dể yên 10 phút, đem đo quang.

2.6.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ amoni.

Cân chính xác 0,5 g than biến tính đối với cả 4 vật liệu trên , cho vào bình tam giác cỡ 250 ml ,hút chân không 5 phút sau đó thêm 50 ml dung dịch amoni nồng độ 5ppm ở các pH khác nhau: 4, 5,6,7,8 lắc trên máy lắc trong khoảng thời gian hấp phụ cân bằng của từng loại vật liệu sau đó lấy dung dịch ra phân tích nồng độ cịn lại của amoni trong dung dịch.

2.6.2. Khảo sát khả năng hấp phụ asen bằng than biến tính.

2.6.2.1. Khảo sát thời gian hấp phụ cân bằng.

Cân chính xác 1.00 g than biến tính đối với cả 4 vật liệu trên cho vào bình tam giác cỡ 250 ml , đem hút chân không 5 phút, thêm vào 100 ml dung dịch asen 1ppm đem lắc trên máy lắc tốc độ 150 vòng/ phút trong khoảng thời gian khác nhau: 1, 2, 3, 4 giờ, sau đó lấy dung dịch ra phân tích .

Lấy 50ml dung dịch phân tích cho vào bình định mức 100ml, sau đó thêm 25ml HCl 1:2 và 5 giọt KI, để yên khoảng 15 phút, cho 4-5 giọt SnCl2 bão hịa vào trong bình, lắc đều,cho giấy tẩm HgBr2 đã cắt nhỏ kích thƣớc 3x150 mm đƣợc cho vào ống thủy tinh nhỏ có nút cao su. Tiếp theo quấn giấy tẩm Pb(CH3COO)2 vào phần trên của bình. Cho 3 gam (5 hạt) kẽm hạt vào, đồng thời khép miệng giấy lại. đút ống thủy tinh có chứa giấy tẩm HgBr2 vào miệng bình.

2.6.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ asen.

Cân chính xác 1.00 g than biến tính đối với cả 4 vật liệu trên , cho vào bính tam giác cỡ 250 ml ,hút chân khơng 5 phút sau đó thêm 100 ml dung dịch asen 1ppm ở các pH khác nhau:4, 5,6,7,8, lắc trên máy tốc độ 150 vòng/ phút lắc trong khoảng thời gian hấp phụ cân bằng của từng loại vật liệu (AC-1, AC-2 và AC-4 là 2 giờ, AC-3 là 3 giờ) sau đó lấy dung dịch ra phân tích nồng độ cịn lại cảu asen trong dung dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến tính than hoạt tính bằng HNO3và KMnO4 làm vật liệu xử lý một số chất ô nhiễm trong nước sinh hoạt001 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)