Đặc điểm địa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu áp DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI dị THƯỜNG và cụm dị THƯỜNG TRONG xử lý PHÂN TÍCH tài LIỆU PHỔ GAMMA HÀNG KHÔNG (Trang 46 - 53)

3.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu

3.1.3. Đặc điểm địa chất

Vùng bay Tuy Hòa nằm sát rìa phía Nam – Đơng Nam của đới Kon Tum và là một khối nâng bền vững trong suốt Paleozoi. Tuy nhiên từ Paleozoi muộn đến đệ tứ, vùng bị các hoạt động của quá trình hoạt hóa magma kiến tạo xảy ra mạnh mẽ đã phá vỡ móng kết tinh. Phần lớn diện tích của vùng lộ ra các đá magma xâm nhập của các phức hệ khác nhau.Một số diện tích bị phủ bởi các thành tạo trầm tích phun trào có tuổi Carbon – Permi, Triat trung, Kreta, Kainozoi.Phần cịn lại là các đá của móng kết tinh cịn sót lại.

Địa tầng khu vực nghiên cứu

GIỚI PROTEROZOI

PALEOPROTEROZOI

Hệ tầng Khâm Đức (PR2 3 1 )

Các thành tạo đá biến chất của hệ tầng Khâm Đức lộ thành những diện nhỏ ở chân núi Chóp Chài (Tuy Hịa), núi Đá Chồng (dãy núi qua đèo Cả) và lộ ra phân hệ tầng dƣới ở khu vực M‟Đrawk khoảng 800km2

kéo dài theo phƣơng tây bắc – đông nam, bị chia cắt bởi hệ đứt gãy cùng phƣơng.

Ở chân núi Chóp Chài, mặt cắt bao gồm đá phiến thạch anh - biotit, gneis biotit bị phủ bởi đá phun trào felsic hệ tầng Nha trang tuổi Creta. Còn ở chân núi Đá Chồng lộ ra gneis biotit, quazrit biotit, đá hoa và amphibolit phân lớp bị bắt “tù” trong granitoid khối Đèo Cả.

Các đá trên đƣợc xếp vào phân hệ tầng giữa, hệ tầng Khâm Đức theo trình độ biến chất và thành phần của chúng.

Khu vực M‟Đrawk các thành tạo của phân hệ tầng lộ ra không liên tục chƣa thành các tập, thành phần đá chủ yếu là Amphibolit, gneis biotit, plagiogneis biotit, đá phiến kết tinh, quarzit … Các đá biến chất ở trên đƣợc xếp vào hệ tầng Khâm

Đức trên cơ sở thạch học và trình độ biến chất của chúng. Tuy nhiên, cần đƣợc nghiên cứu tiếp vì cũng có ý kiến đề nghị coi đó là các tập hợp đá đƣợc thành tạo ở một bồn trƣớc cung với các lát dăm kiến tạo vỏ đại dƣơng tuổi Paleozoi muộn – Merozoi sớm.

GIỚI MESOZOI TRIAS TRUNG

Cuội kết cơ sở của hệ tầng phủ không chỉnh hợp trên các đá granitoid phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn và các thành tạo granitoid phức hệ Vân Canh và phức hệ Đèo Cả (γK đc) xuyên cắt, gây biến đổi mạnh mẽ.

GIỚI KAINOZOI

NEOGEN

Hệ tầng Đại Nga (βN2đn)

Bazan hệ tầng Đại Nga phân bố tập trung ở cao nguyên Vân Hòa, khu vực sơng Hinh (Tuy Hịa) và Chơ Ru Tan, bắc núi Chóp Vung (Đắc Lắc). Bazan có cấu tạo đặc sít xen lỗ hổng, màu xám tro, xám sẫm, thành phần biến đổi từ bazan tholeit, plagiobazan, đến bazan olivin kiềm.

Các bazan này phủ trực tiếp trên mặt bào mòn của các đá granitoid tuổi Mesozoi, có nơi phủ trên vỏ phong hóa của các đá thuộc hệ tầng Đơn Dƣơng, các đá xâm nhập phức hệ Định Quán, Đèo Cả.

Hệ tầng Đại Ngà đƣợc định tuổi là Pliocen bằng các phƣơng pháp đồng vị và vị trí địa mạo của hệ tầng.

ĐỆ TỨ

Các trầm tích Đệ tứ phân bố trong các thung lũng sông và đồng bằng ven biển. Chúng gồm các loại cuội sỏi cát sét nhiều nguồn gốc chƣa gắn kết hoặc gắn kết rất yếu. Trong bột kết chứa nhiều di tích động thực vật và mảnh vỡ đá gốc, các mảnh laterit màu nâu.

Đáng chú ý trong Đệ tứ có nhiều lớp phun trào bazan olivin kiềm, bazan, bột màu xám đen. Chiều dày các trầm tích vụn hệ Đệ tứ khoảng 100m. Cịn chiều dày lớp phun trào bazan olivin có nơi dày đến 300m.

Magma

Các thể magma xâm nhập trong vùng nghiên cứu có biểu hiện vơ cùng phong phú và đa dạng.

Phức hệ Bến Giằng (δP1bg).

Vào kỷ Permi sớm đầu giai đoạn hoạt hóa magma kiến tạo, các xâm nhập của phức hệ Bến Giằng hoạt động mạnh:

Pha 1 (δPZ3bg-qs1 ) là các đá diorit, gabrodiorit, hạt trung không đều, mà xám tối, cấu tạo định hƣớng yếu.

Pha 2 (δPZ3bg-qs2 ) là thành phần chính tạo bao gồm các đá granodiorit, biotit-horblend. Đá hạt trung màu xám đốm đen, cấu tạo định hƣớng, kiến trúc nửa tự hình.

Pha 3 (δPZ3bg-qs3 ) tạo thành các thể nhỏ không quá 10km2 lộ ở Sơng Hinh, ân Hịa, Ia Siêm, gồm các đá granit biotit, granosyenit, sáng màu hạt nhỏ, cấu tạo định hƣớng, kiến trúc nửa tự hình.

Pha đá mạch lộ ra ở vùng Sông Hinh. Các mạch rộng từ vài decimet tới vài mét, kéo dài hàng chục mét. Thành phần là granit aplit. Khống hóa liên quan đến phức hệ là Au, Ag, Pb (Tân Hịa, Sơng Hinh).

Phức hệ Đèo Cả ( γδ-ξγ-γKđc)

Các thành tạo xâm nhập phức hệ Đèo Cả lộ ra ở Thu Ba Ran, Chƣ Pa, Tây khối Đèo Cả (Đắc Lắc), Khối Trà Bƣơn, Mƣờng Han, Sông Cái, Núi Hƣơng (Phú Yên). Các đá của phức hệ gồm 3 pha xâm nhập và đá mạch.

Pha 1 (γδđc1 ) lộ ra ở rìa bắc khối Đèo Cả với các thể nhỏ hơn với thành phần granodiorit, biotit – horblend, granomozonit biotit – horblend. Đá màu xám đốm hồng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ không đều.

Pha 2(γδđc2 ) là thành phần chính tạo nên các khối xâm nhập kể trên, bao gồm các đá granosyenit biotit, granit biotit. Đá màu hồng xám, hạt thô, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình.

Pha 3 (γδđc3 ) lộ ra ở khối Đèo Cả thành các thể nhỏ , gồm các đá granosyenit biotit, ganit biotit. Đá màu hồng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ khơng đều, kéo dài hàng chục mét.

Pha đá mạch gặp hầu hết các khối của phức hệ. Các mạch rộng từ vài decimet đến vài chục mét. Thành phần gồm granit aplit, pegmadoit và granosyenit porphyr hạt nhỏ. Khống hóa liên quan đến phức hệ Cu- Mo.

Đặc điểm Kiến Tạo

Vùng bị phân cắt bởi 4 hệ thống đứt gãy phƣơng ĐB-TN, TB-ĐN, á kinh tuyến và á vĩ tuyến, trong đó phƣơng TB-ĐN là chiếm ƣu thế.

Nhóm đứt gãy tây bắc – Đông nam

Bao gồm nhiều đứt gãy có chiều dài trên 80km. Các đứt gãy thƣờng cách nhau 5-8km. Hầu hết các đứt gãy này đều thể hiện rõ trên ảnh vũ trụ, bản đồ dị thƣờng trọng lực nhƣ đứt gãy Ia Dir – Sông Ba, Sa Thầy – Tuy Hòa… Đáng kể nhất là đới đứt gãy Ia Dir – Sông Ba.

song và so le nhau. Đứt gãy thứ nhất nằm ở phía đơng bắc của đới đứt gãy, chạy từ phía đơng năm thị trấn Ngọc Hồi đến thị trấn huyện Ayun Pa, rồi phân nhánh chạy ra đến Tuy Hòa. Đứt gãy thứ hai nằm ở phía tây nam của đới đứt gãy, chạy từ đông nam huyện Sa thầy qua thành phố Plei Ku đến huyện Sơng Hinh. Đứt gãy chính ở phía tây nam đổ về phía đơng bắc với góc cắm khoảng 70-800. Đứt gãy chính ở phần đơng bắc đổ về phía tây nam với góc cắm thoải hơn, khoảng 60-700. Đới đứt gãy IA Sir – Sơng

Ba có cấu trúc dạng „bậc thang‟ và “lơng chim”. Nó có vai trị quan trọng trong việc hình thành bình độ cấu trúc khu vực, một mặt khống chế sụt trũng Neogen – Đệ tứ, một mặt cắt tất cả các thành tạo địa chất cổ.

Trong giai đoạn tân kiến tạo đới đứt gãy IA Sir – Sông Ba hoạt động với hai pha kiến tạo, pha sớm diễn ra vào Miocen trong bối cảnh nén ép ngang phƣơng á kinh tuyến, đới đứt gãy IA Sir – Sông Ba hoạt động chủ yếu trƣợt bằng trái. Riêng ở vùng Sơn Hòa – Tuy Hòa đứt gãy hoạt động trƣợt bằng trái thuận. Trong Pliocen – Đệ tứ và trong Đệ tứ - hiện đại, đới đứt gãy hoạt động trƣợt bằng phải thuận là chủ đạo. Riêng ở vùng Sơn Hòa – Tuy Hòa đới đứt gãy hoạt động trƣợt bằng phải nghịch.

Nhóm đứt gãy phương Đơng Bắc – Tây Nam

Phát triển khá nhiều với quy mơ trung bình ở trong khối Đèo Phƣợng Hồng- Đèo Cả. Đáng chú ý hơn cả là đứt gãy Vĩnh Long –Tuy Hòa.Tất cả các đứt gãy trên đều có mặt trƣợt hầu nhƣ thẳng đứng và dịch ngang trái khá rõ.

Nhóm đứt gãy kinh tuyến

Trong phạm vi trung tâm khu vực nghiên cứu xuất hiện nhiều photolinemeamen, các dị thƣờng từ trọng lực kéo dài theo phƣơng kinh tuyến

tập trung thành 2 đới M‟ Đắk – An Khê và Sơn Hòa – Vĩnh Thạnh. Đới tập trung nhiều đứt gãy thƣờng kéo dài 40-80km, đứt gãy có mặt trƣợt thẳng đứng, có nơi lấp đầy các dải xâm nhập mafic tuổi Pleistocen – Đệ tứ.

Nhóm đứt gãy vĩ tuyến

Nhóm đứt gãy này kém phát triển và chỉ có hai đứt gãy kéo dài từ Chƣ Cúc dọc theo Sông La Cơ Rong Ha Năng. Đứt gãy hầu nhƣ thẳng đứng thể hiện sự tách ngang và dịch chuyển bằng phải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu áp DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI dị THƯỜNG và cụm dị THƯỜNG TRONG xử lý PHÂN TÍCH tài LIỆU PHỔ GAMMA HÀNG KHÔNG (Trang 46 - 53)