Cơ chế phân tán và tách pha dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp thu xử lý dầu trên cơ sở vật liệu tổ hợp nền polyolefin (Trang 26 - 27)

Việc sử dụng các chất phân tán trong việc khắc phục sự cố tràn dầu mang lại một số lợi ích sau [6]:

Chất phân tán có thể sử dụng đƣợc trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nhƣ các vùng biển gồ ghề, gió mạnh và sóng nhiều).

Chất phân tán sử dụng đƣợc cho các vùng rộng bị nhiễm dầu, đặc biệt những nơi máy bay có thể sử dụng đƣợc, nơi vùng xâu vùng xa, đây cũng là một thuận lợi so với các phƣơng pháp khác.

Chất phân tán thúc đẩy quá trình phân hủy dầu bằng cách tăng diện tích bề mặt của có sẵn vi khuẩn. Kết quả dầu bị phân hủy tạo thành sản phẩm cuối cùng vô hại.

Chất phân tán làm giảm khả năng kết dính của dầu với các lớp trầm tích, bờ biển, tàu thuyền…

Tuy nhiên, tại thời điểm sử dung các chất phân tán hóa học có thể gây ảnh hƣởng xấu đến sinh vật tiếp xúc với chất phân tán: San hô, động vật biển... Do tác động xấu của chất phân tán đối với sinh vật sống trong vùng xử lý dầu và

những tác dụng phụ của chất phân tán còn lại trong nƣớc sau khi xử lý nên việc sử dụng chất phân tán bị hạn chế. Theo điều tra khảo sát việc khắc phục sự cố tràn dầu bằng các chất phân tán trên các quốc gia Châu Âu trong khoảng 10 năm từ 1995-2005 kết quả cho thấy với các quốc gia thuộc khối liên minh Châu Âu thì việc sử dụng chất phân tán trong việc xử lý dầu bị hạn chế, chỉ đƣợc dùng phổ biến ở một số nƣớc nhƣ Cyprus, Pháp, UK (Hình 1.3). Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng các chất phân tán trong xử lý ô nhiễm dầu tại các nƣớc thành viên khối liên minh Châu Âu là thấp hơn so với một số nƣớc trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp thu xử lý dầu trên cơ sở vật liệu tổ hợp nền polyolefin (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)