So sánh giữa mực nước tính tốn và thực đo tại trạm Mỹ Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp khắc phục, chống bồi lấp cửa đề gi (1) (Trang 44 - 46)

42

Các kịch bản tính tốn

Xây dựng các kịch bản tính tốn vận chuyển bùn cát và biến động bãi biển cần thiết phải dựa trên các đặc trưng phân bố của mực nước thủy triều, dòng chảy và chế độ sóng. Các kịch bản đưa ra để tính tốn phải thể hiện được yếu tố chủ đạo gây ra các đặc trưng biến động của khu vực. Trong khu vực cửa Đề Gi thì các yếu tố biến động mùa chiếm ưu thế. Theo đó hai mùa chính tại khu vực này là Mùa gió Đơng Bắc và mùa gió Tây Nam tương ứng với nó là chế độ sóng trong gió mùa Đơng Bắc và chế độ sóng trong gió mùa Tây Nam.

Từ bảng 1 và 2 kết hợp với vị trí đường bờ chạy dọc theo hướng Bắc Nam ta có thể thấy các hướng sóng chiếm tần suất lớn và có tác động chính là hướng Đơng Bắc (NE) chiếm trên 50%, hướng Đông (E) chiếm trên 15% và hướng Đông Nam (SE) chiếm 19%. Các hướng còn lại (hướng Bắc (N), hướng Nam (S), hướng Tây Nam (SW), hướng Tây (W) và hướng Tây Bắc (NW)) chiếm tần suất gần 15 % không gây ảnh hưởng nhiều do phần năng lượng sóng khơng truyền vào trong khu vực tính tốn.

Ngồi yếu tố sóng, các tác động của dịng chảy cũng gây ra một phần đáng kể tới vận chuyển bùn cát trong khu vực này. Do đặc điểm cửa đầm rất nhỏ so với diện tích nước chứa trong đầm, cho nên mức độ chênh lệch mực nước giữa trong đầm và bên ngoài trong các pha triều là khá lớn tạo ra dịng chảy có tốc độ lớn tại khu vực cửa ra vào của đầm. Đây cũng được coi là phần chính để tải một lượng bùn cát lớn từ phía ngồi cửa vào phía bên trong luồng tàu và khu vực phía trong đầm. Như vậy trong kịch bản tính khơng thể bỏ qua các tác động của dao động mực nước và dòng chảy.

Kết hợp các đặc trưng của sóng và dịng chảy, tác giả lựa chọn ra các kịch bản tính tốn sau:

Tính tốn vận chuyển bùn cát trong trường hợp hướng sóng Đơng Bắc (NE) kết hợp với chuỗi dao động mực nước đặc trưng trong 8 ngày trong hai trường hợp có cơng trình và khơng có cơng trình.

Tính tốn vận chuyển bùn cát trong trường hợp hướng sóng Đơng (E) kết hợp với chuỗi dao động mực nước đặc trưng trong 8 ngày trong hai trường hợp có cơng trình và khơng có cơng trình.

43

Tính tốn vận chuyển bùn cát trong trường hợp hướng sóng Đơng Nam (SE) kết hợp với chuỗi dao động mực nước đặc trưng trong 8 ngày trong hai trường hợp có cơng trình và khơng có cơng trình.

3.4. Kết quả tính tốn

3.4.1. Các kết quả tính tốn sóng, dịng chảy và vận chuyển bùn cát và biến đổi đáy biển trong trường hợp tính tốn có cơng trình (hiện trạng) biển trong trường hợp tính tốn có cơng trình (hiện trạng)

Điều kiện thuỷ động lực tại khu vực cửa biển Đề Gi chịu tác động tổng hợp của các yếu tố như dao động mực nước, sóng, gió. Kết quả tính tốn của hai mơ hình Delft 3D - Wave và Delft 3D - Flow trong các kịch bản tính tốn có ảnh hưởng của cơng trình kè chắn sóng được trình bày dưới đây gồm có: Kết quả tính tốn trường sóng, trường dòng chảy và biến đổi đáy biển theo các hướng sóng Đơng Bắc (NE), Đơng (E) và Đơng Nam (SE).

a. Hướng sóng Đơng Bắc (NE)

Trong trường hợp hướng sóng Đơng Bắc, sóng ở biên cho vào modul Delft 3D – Wave với độ cao Hmor = 2,12 m, Tp = 8,6 s.

- Kết quả tính tốn trường sóng

Hình 24 thể hiện trường sóng tại khu vực cửa Đề Gi trong trường hợp sóng gió mùa Đơng Bắc. Càng vào gần bờ, độ cao sóng càng giảm, và khi vào đến cửa thì chiều cao sóng rất nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp khắc phục, chống bồi lấp cửa đề gi (1) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)