Phương pháp chế tạo biochar

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cố định các hợp chất của fe trên biochar để xử lý as trong nước ngầm (Trang 32 - 33)

1.1 .Tổng quan về asen

1.4. Tổng quan về than sinh học (Biochar)

1.4.3. Phương pháp chế tạo biochar

Biochar là vật chất rỗng có hàm lượng cacbon lớn, nó được sản xuất bằng phương pháp nhiệt phân trong điều kiện hạn chế oxy và ở nhiệt độ tương đối thấp < 700oC. Nhiệt phân thường được chia ra thành quá trình phân hủy nhanh, trung bình và phân hủy chậm dựa vào nhiệt độ và thời gian tiến hành. Quá trình nhiệt phân chậm và trung bình thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ, thậm chí vài ngày với hiệu suất thu hồi chất rắn (biochar) cao nhất, khoảng 25 - 35 %. Còn nhiệt phân nhanh chủ yếu tạo ra dầu nhiên liệu (75 %). Do đó q trình nhiệt phân chậm và trung bình thường được áp dụng để tạo ra sản phẩm là biochar. Sản phẩm chính của nhiệt phân trung bình và nhiệt phân chậm là chất rắn (với thành phần chủ yếu là cacbon), có nhiệt trị cao hơn trạng thái ban đầu và khí tổng hợp được phát sinh là hỗn hợp các khí gồm cacbon monoxit, hydro, metan và một loạt các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác.

Diện tích bề mặt riêng phụ thuộc vào nhiệt độ nhiệt phân, tuy nhiên nếu nhiệt độ nhiệt phân cao > 800oC thì có thể làm giảm năng śt thu hồi của than và phân hủy nhóm chức trên bề mặt như (-COOH, -OH). Do đó, biochar ở nhiệt độ thấp

thường áp dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm vô cơ hay hữu cơ phân cực do các cơ chế hấp phụ bởi các nhóm chức chứa oxy trên bề mặt như trao đổi ion lực hấp dẫn điện từ và cơ chế kết tủa. Nhiệt độ nhiệt phân cao thường được áp dụng để xử lý các chất hữu cơ do diện tích bề mặt riêng lớn, nhiều mao quản nhỏ và tính khơng phân cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cố định các hợp chất của fe trên biochar để xử lý as trong nước ngầm (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)