Năm Sản lượng (tấn) Doanh thu (vạn Yên)
2006 3.134 2.664.005 2007 3.297 2.951.490 2008 3.224 3.005.442 2009 3.273 3.019.183 2010 2.591 2.544.375 2011 2.367 2.416.834 2012 2.318 2.505.989 Nguồn:[55]
Lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng của thành phố này là 7.958,62ha, chiếm 76,01% tổng diện tích thành phố, non nửa là rừng trồng, lâm nghiệp cũng là một ngành kinh tế quan trọng từ nhiều thế kỷ nay. Tùy từng mùa trong năm, người dân thu hoạch các sản vật giá trị từ rừng như quả óc chó, hạt dẻ đến những loại nấm quý. Rừng nhân tạo ở Nhật thường là rừng gỗ sồi hoặc rừng bách, được quy hoạch và trồng theo hàng lối rất trật tự. Rừng nhân tạo sinh trưởng nhanh, phần lớn gỗ khai thác được sử dụng cho ngành xây dựng. Lượng gỗ khổng lồ từ các cánh rừng nhân tạo là nguồn cung dồi dào cho các ngành công nghiệp trong nước. Người ta khai thác gỗ trong rừng để đốt than làm nhiên liệu nấu nướng và sưởi ấm [55].
Nơng nghiệp
Thành phố này nằm ở mũi phía nam của bán đảo izu, diện tích chủ yếu là đồi núi. Sườn núi ở đây thường quá dốc để có thể canh tác, thủy lợi khó khăn, với những nơi đất đai có độ dốc vừa phải, người ta phải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Diện tích đất canh tác hơn 280ha trong đó khoảng một nửa là trồng lúa. Hiện nay diện tích trồng lúa và các loại cây khác như hoa, rau và cây ăn trái đều giảm. Nguyên nhân là do lực lượng lao động chủ yếu là người cao tuổi, thiếu lao động, do động vật hoang dã tới phá ruộng. Bởi vậy, chính quyền địa phương đã đưa ra một vài chính sách nơng nghiệp để khắc phục tình trạng trên:
+ Phát triển các loại cây trồng khác: với cây ăn quả trồng chủ yếu các loại cây cam quýt có chất lượng cao. Với các loại hoa, tùy theo nhu cầu địa phương và điều kiện canh tác mà trồng lồi thích hợp. Ưu tiên phát triển thương hiệu các loại rau (Bảng 7).
+ Đào tạo nhân lực dưới 45 tuổi và hỗ trợ kinh phí trong 5 năm.
+ Chính sách hỗ trợ tiền săn bắt các loài động vật có hại từ 3000yên - 20000yên/con thú.