CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại vịnh Nabeta (phía đơng nam bán đảo Izu), vùng biển Shimoda, Shizuoka, Nhật Bản, tọa độ 34,39o Bắc, 138,56o Đơng (Hình 11), vị trí lấy mẫu cách bờ 500m. Vùng nghiên cứu này khơng có các hoạt động du lịch, sinh hoạt, khu cơng nghiệp vì vậy khơng có các tác nhân nhân tạo gây ô nhiễm cho môi trường biển ở đây.
Hình 11. Khu vực lấy mẫu 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập và tổng hợp tài liệu:
Đây là phương pháp thu thập những số liệu, dữ liệu có sẵn liên quan đến nội dung đề tài nhằm mục đích đánh giá các phương pháp sử dụng trước đây và lựa chọn
phương pháp phù hợp nhất cho đề tài. Ngoài ra, việc thu thập số liệu và dữ liệu sẵn có giúp cho việc so sánh kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu tương tự được thực hiện tại các vùng biển khác trên thế giới. Để hoàn thành đề tài tơi đã sử dụng nguồn tài liệu sẵn có như sau:
- Một số tài liệu về các dự án nghiên cứu trước đây và hiện nay. - Các đề tài có liên quan đã được thực hiện trong những năm qua. - Tìm tài liệu trên thư viện Quốc Gia.
- Tìm tài liệu từ mạng internet. Thông tin được lấy từ:
● Trang web của thành phố Shimoda: www.city.shimoda.shizuoka.jp ● Trang web bộ y tế Nhật Bản : www.mhlw.go.jp
● Trang web trường đại học Tokyo : http://www.yc.tcu.ac.jp/
● Trang web Viện nghiên cứu dân số và an sinh xã hội Nhật Bản: www.ipss.go.jp/
2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế, lấy mẫu [12,38].
Tồn bộ quy trình lấy mẫu được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của TS. Shigeki Wada và cộng sự tại trung tâm nghiên cứu môi trường biển Shimoda, Đại học Tsukuba Nhật Bản. Phần xử lý mẫu được thực hiện tại phịng thí nghiệm trung tâm nghiên cứu biển Shimoda.
- Biến động sinh khối loài Sargassum ringgoldianum được theo dõi bằng
phương pháp lấy mẫu trong khung sinh lượng. Trong giai đoạn nghiên cứu, có tổng cộng 4 đợt lấy mẫu. Các đợt thu mẫu:
Đợt 1: thu mẫu rong biển (tháng 11 năm 2013). Số lượng mẫu lấy được là 33 mẫu.
Đợt 2: thu mẫu rong biển và số liệu pH, nhiệt độ (tháng 12 năm 2013). Số lượng mẫu lấy được là 34 mẫu.
Đợt 3: thu mẫu rong biển và số liệu pH, nhiệt độ (tháng 1 năm 2014). Số lượng mẫu lấy được là 17 mẫu.
Đợt 4: thu mẫu rong biển và số liệu pH, nhiệt độ (tháng 2 năm 2014). Số lượng mẫu lấy được là 76 mẫu.
Tổng cộng thu được 4 mẫu sinh khối, dữ liệu về pH và nhiệt độ chỉ lấy được 3 lần do trong giai đoạn nghiên cứu có bão nên khơng lấy được máy. Rong biển được thu hết trong khung sinh lượng kích thước 0,5m x 0,5m đặt ngẫu nhiên trong vùng nghiên cứu. Khung được đặt ngẫu nhiên cách nhau 4m dọc theo tuyến dài 50m. Tuyến này được xác định bằng thước dây 50m.
- Rong biển được thu mẫu bằng phương pháp lặn vo và với thiết bị lặn
SCUBA. Mỗi lần lấy khoảng 7 – 10 khung sinh lượng, khung kích thước 0,5m x 0,5m. Tất cả các cá thể rong được thu hết bằng dao và cho vào túi lưới và
chuyển về phịng thí nghiệm (Hình 12).
- Mẫu được lấy ở độ sâu 3m - 5m vùng biển Shimoda, Shizuoka, Nhật Bản. - Sử dụng thước dây xác định tuyến lấy mẫu. Thước dây này được đặt đi qua vị trí đặt máy đo pH.
Hình 12. Khung sinh lƣợng và túi lấy mẫu (ảnh trái), thƣớc dây khoanh vùng lấy mẫu (ảnh phải)
- Đo pH, nhiệt độ nước biển: sử dụng máy đo pH, nhiệt độ (Hình 13,14) được đặt dưới biển. Máy đo 15 phút 1 lần. Máy được đặt dưới biển thường xuyên, mỗi tháng lấy lên 1 lần cùng lần lấy mẫu và đặt lại xuống biển vào hơm sau.
Hình 13. Máy đo pH
Hình 14. Máy đo nhiệt độ
+ Đo sinh khối của các mẫu thu được
- Mẫu lấy về được bảo quản trong bể chứa nước biển nếu chưa xử lý ngay. - Chuẩn bị khay sạch, kéo, thước, túi nilon để cắt và đựng mẫu.
- Đếm số lượng mẫu lấy để tính mật độ. - Đo tổng chiều dài từng mẫu
- Cắt mẫu: mẫu được cắt thành từng đoạn 10cm, phân loại thành phần lá (A), phần thân (P). Đối với những mẫu dưới 10cm thì chỉ phân loại [46]. Sau khi cắt, mẫu được giữ trong các túi nilon và đánh dấu và cất giữ trong tủ lạnh.
Hình 15. Dụng cụ dùng xử lý mẫu
- Sấy mẫu: mẫu được đặt trên các miếng giấy bạc và đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 600
C trong 24h (Hình 16).
Hình 16. Mẫu đặt trong tủ sấy
- Cân mẫu, sau khi cân mẫu được đặt lại vào các túi nilon để lưu giữ phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo.
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Thu thập số liệu về chiều dài, khối lượng các thành phần cây, dựng biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel 2007, phân tích tương quan theo Pearson.
- Xác định sinh khối trung bình mẫu [23]. Sinh khối là khối lượng rong thu được sau một khoảng thời gian được tính trên một đơn vị diện tích.
Trong đó: M: khối lượng khơ trung bình của mẫu (g/m2) m: số điểm thu mẫu của vùng điều tra
a1, a2,…, an: khối lượng mẫu ở các điểm 1, 2, 3…n (g/m2) - Mật độ rong biển là số lượng thân đứng trung bình của rong trong khung được quy ra đơn vị 1m2
(thân đứng/m2 ). - Xác định sản lượng: P= I +II [38] Trong đó: P là sản lượng (g/m2)
I là sự khác biệt về sinh khối tại thời điểm bắt đầu và kết thúc nghiên cứu. II là tổng lượng sinh khối mất đi trong nghiên cứu được tính dựa vào biểu đồ cấu trúc sản xuất.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự biến đổi sinh khối của rong biển theo thời gian 3.1. Sự biến đổi sinh khối của rong biển theo thời gian 3.1.1. Kích thƣớc, mật độ rong
Kích thước và mật độ rong được đo nhằm xem xét sự phát triển của rong qua các tháng đồng thời để đánh giá khối lượng rong ở từng đoạn 10cm chiều dài. Kết quả đo kích thước, mật độ rong biển hàng tháng lần lượt được thể hiện trong hình 17, 18, 19 và 20.
Hình 17. Sự phân bố chiều dài cá thể rong biển tháng 11/2013
Kết quả thu nhận được cho thấy chiều dài trung bình của cá thể rong biển khoảng 9cm. Chiều dài lớn nhất 30cm. Mật độ trung bình 13 thân đứng/m2.
Hình 17 thể hiện tỉ lệ phần trăm của các cá thể có kích thước khác nhau tháng 11/2013. Xu hướng chung của biểu đồ này là các cây có kích thước càng lớn thì tỉ lệ gặp càng ít. Ta thấy các cá thể có kích thước từ 0-10cm chiếm tỉ lệ lớn nhất
(69,69%), tiếp theo là các cá thể có kích thước 11-20cm với giá trị bằng 27,27%, chỉ một tỉ lệ nhỏ có kích thước 21-30cm và khơng có cá thể nào trên 30cm.
Hình 18. Sự phân bố chiều dài cá thể rong biển tháng 12/2013
Kết quả thu nhận được cho thấy chiều dài trung bình của cá thể rong biển khoảng 11,5cm. Chiều dài lớn nhất là 57cm. Mật độ trung bình 19 cá thể/m2. Số cá thể có chiều dài trên 30cm là 1,14 thân đứng/m2
.
Hình 18 thể hiện tỉ lệ phần trăm của các cá thể có kích thước khác nhau tháng 12/2013. Ta thấy chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong tháng này là các nhóm kích thước 31-40cm và 51-60cm. Tỉ lệ những cây có chiều dài trong khoảng 11-20cm là 8,82%, gấp 3 lần nhóm trước. Các cá thể có kích thước nhỏ nhất chiếm tỉ lệ lớn nhất (73,53%).
Hình 19. Sự phân bố chiều dài cá thể rong biển tháng 1/2014
Chiều dài trung bình của cá thể rong biển tháng 1/2014 khoảng 8,8cm. Chiều dài lớn nhất 30cm. Mật độ trung bình 11 thân đứng/m2
. Hình 19 thể hiện tỉ lệ phần trăm của các cá thể có kích thước khác nhau tháng 1/2014. Nhìn chung xu hướng tháng này giống tháng 11/2013. Ta thấy các cá thể có kích thước từ 0-10cm thể hiện sự vượt trội về số lượng với 76,47%. Đứng thứ 2 là nhóm cá thể 11-20cm với giá trị bằng 17,65% và 1/3 giá trị này chính là tỉ lệ của nhóm kích thước lớn nhất trong tháng này. Tháng này khơng thấy sự có mặt các cây kích thước lớn do bị sóng lớn đánh.
Hình 20. Sự phân bố chiều dài cá thể rong biển tháng 2/2014.
Kết quả thu nhận được tháng 2/2014 cho thấy chiều dài trung bình của cá thể rong biển khoảng 12,6cm. Chiều dài lớn nhất 65cm. Số cá thể có chiều dài trên 30cm là 3 thân đứng/m2. Mật độ trung bình 38 thân đứng/m2.
Hình 20 thể hiện tỉ lệ phần trăm của các cá thể có kích thước khác nhau tháng 2/2014. Nhìn chung xu hướng tháng này không thay đổi so với các tháng trước tuy nhiên tháng này bắt đầu xuất hiện các cây có kích thước lớn, thậm chí gấp đơi kích thước của các tháng trước (50-70cm). Ta thấy các cá thể có kích thước từ 0-10cm lần lượt gấp 2,5 lần và 5,6 lần so với hai nhóm có độ dài kế tiếp. Mặc dù đã có sự xuất hiện cá thể kích thước lớn tuy nhiên con số này vẫn ở mức thấp, khoảng 1,31%.
Qua kết quả điều tra 4 tháng có thể nhận thấy tỉ lệ lớn các cây con mới mọc (<10cm). Cuối giai đoạn nghiên cứu nhận thấy có sự xuất hiện một lượng nhỏ cây kích thước lớn trong khi các tháng trước đó khơng có. Q trình phát triển, suy giảm là nguyên nhân của sự thay đổi sự phân bố này. Số lượng cây thu hoạch được ngày càng tăng theo thời gian.
Hình 21. Mật độ rong biển ở các chiều dài khác nhau
Mật độ của S. ringgoldianum ở các chiều dài khác nhau rất khác nhau tại mỗi lần lấy mẫu từ 11/2013 đến 2/2014. Đối với lồi này, những cây có độ dài nhỏ nhất (>0-10cm) chiếm tỉ lệ cao nhất (22,5 thân đứng/m2) vào tháng 2/2014 và thấp nhất vào tháng 1/2014 (8,7 thân đứng/m2). Các cây độ dài từ 11-20cm giảm đột ngột từ 3,6 thân đứng/m2 vào tháng 11/2013 xuống còn 1,7 thân đứng/m2 trong tháng 12/2014 trước khi tăng gần gấp 2,5 lần vào tháng 2/2014. Từ tháng 12/2013 đến tháng 1/2014, mật độ này gần như khơng đổi. Những cây có kích thước từ 21-30cm cho thấy xu hướng ngược lại. Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, mật độ các cây trong khoảng này là 0,4 thân đứng/m2
vào tháng tiếp theo, con số này giảm xuống hơn 3 lần vào tháng 1/2014 trước khi tăng dần trở lại vào tháng 2/2014. Trong tháng 2 cũng chứng kiến một tỉ lệ nhỏ số cây chiều dài hơn 60cm (0,5 thân đứng/m2) (Hình 21).
Hình 22. Biểu đồ mật độ trung bình rong biển tại Shimoda từ tháng 11/2013 đến tháng 2/2014.
Mật độ rong biển Sargassum tăng nhẹ từ tháng 11/2013 đến tháng 12/2014 (từ 13 thân đứng/m2 đến 19 thân đứng/m2), sau đó giảm xuống 12 thân đứng/m2 từ tháng 12/2013 đến tháng 1/2014. Khoảng thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 2/2014 chứng kiến sự tăng vọt trong mật độ rong biển (tăng gấp 3,5 lần) (Hình 22).
Hình 23. Biểu đồ thể hiện chiều dài trung bình của rong biển tại Shimoda từ tháng 11/2013 đến tháng 2/2014.
Chiều dài trung bình các cá thể rong biển từ tháng 11/2013 đến tháng 1/2014 không thay đổi nhiều và bắt đầu tăng lên từ tháng 1/2014 đến tháng 2/2014 (từ 8,8cm tăng lên 12,6cm). Chiều dài trung bình của Sargassum là 11,2cm với 67%
3.1.2. Cấu trúc sản xuất
Hình 24. Biểu đồ cấu trúc hàng tháng của Sargassum ringgoldianum từ tháng 12/2013 đến tháng 2/2014. Bên trái: khối lƣợng khô của lá (g/m2
), Bên phải: khối lƣợng khô của thân (g/m2).
Chiều cao
Qua kết quả biểu đồ hình 24 ta có thể thấy sự tăng vọt số lượng, khối lượng, kích thước cá thể rong biển vào tháng 2 và sự suy giảm ở tháng 12 và tháng 1. Cụ thể: ở thời điểm bắt đầu, ta nhận thấy kích thước Sargassum chỉ ở mức 30cm và
khối lượng phần thân xấp xỉ hai lần so với phần lá.
Tuy nhiên tháng 12 có sự xuất hiện khối lượng nhỏ phần lá và thân ở chiều dài từ 30cm - 60cm. Tháng này, khối lượng phần lá tăng lên không nhiều, đoạn 10cm và 30cm tăng lên 0,45 và 2,47g/m2, đoạn 20cm bị giảm 2,95g/m2, điều này có thể do lá rụng. Trái ngược với phần lá, phần thân giảm khối lượng hoàn tồn từ 10,31g/m2 cịn 7,86g/m2 đoạn 10cm, từ 23,54g/m2 còn 6,78g/m2 đoạn 20cm và từ 6,54g/m2 còn 2,26g/m2 đoạn 30cm. Tổng khối lượng tăng lên là 11,01 g/m2.
Sang tháng 1, toàn bộ phần thân và lá đều suy giảm mạnh. Khối lượng phần thân đoạn 10cm, 20cm, 30cm lần lượt giảm 5,62g/m2, 6,32g/m2, 2,26g/m2. Tương tự, phần lá cũng giảm 0,83g/m2; 9,5g/m2 và 5,15g/m2 tương ứng 3 đoạn 10cm; 20cm, và 30cm.
Sang tháng 2, tất cả các phần thân và lá đều tăng trưởng mạnh, gấp 2-22 lần so với tháng 1. Trong tháng này, các tầng lá phía trên phát triển rất mạnh với khối lượng lớn gấp khoảng 2 lần phần thân, trong khi đó phần thân tích lũy nhiều nhất ở các tầng thấp.
Tháng 1 là thời điểm sinh khối thấp nhất do sóng bão đánh đứt các cây kích thước lớn của tháng trước, đồng thời tháng này chủ yếu là các cây con mới mọc. Tháng 2 là thời điểm cuối mùa đông, chuẩn bị sang mùa xuân ấm áp, Sargassum bắt đầu phát triển, thời điểm này có sự xuất hiện nhiều túi khí và các nhánh mới, kích thước nhánh tăng lên nhiều so với các tháng trước.
.
Hình 25 thể hiện rõ hơn tổng khối lượng rong bị mất đi và tăng lên qua các tháng. Kết hợp kết quả hình 24 và hình 25 có thể thấy lượng tăng lên ở tháng 12 bằng một nửa lượng tiêu giảm. Trong đó, khối lượng của lá chiếm 78,5% tổng lượng tăng và 11,2% tổng lượng giảm. Trong khi đó tháng 1 khơng ghi nhận được sự tăng trưởng và tổng lượng mất đi là 23,49g/m2 với phần lá và 17,2g/m2 với phần thân. Ngược với tháng 1, tháng 2 được ghi nhận với sự phát triển mạnh với tổng lượng sinh khối tăng lên là 31,47g/m2
và 60,83g/m2 tương ứng với phần thân và lá. Như vậy tổng sinh khối thay đổi của tháng 1 là 40,69g/m2 và tháng 2 là 90,3g/m2.
Bảng 8. Sinh khối trung bình Sargassum ringgoldianum từ tháng 11/2013 đến tháng 2/2014
Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2
Sinh khối (g/m2)
63,34 50,86 10,13 102,52
Bảng 8 và hình 26 cho thấy sinh khối S.ringgoldianum chạm tới mức thấp
nhất là 10,13 g/m2
trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2013 đến tháng 2/2014 và đạt đến mức cao nhất là 102,52 g/m2 vào tháng 2/2014. Đồng thời vào giai đoạn này, chiều dài của thân rong biển ghi nhận được cũng lớn nhất (12,6cm). Đối với các lồi khác thuộc cùng chi cũng có sự tương đồng về giai đoạn phát triển tuy nhiên sinh khối của S. ringgoldianum nhỏ hơn rất nhiều so với các loài này như
S. piluliferum (400-1000g/m2), S. siliquastrum (500-600g/m2) [33], S. muticum
(250-500kg/m2) [32].
Từ tháng 12/2013 đến tháng 1/2014, 80% khối lượng phần lá bị mất đi (hình 24). Sau đó, nó phát triển nhanh chóng trở lại vào tháng 2. Khối lượng khơ của phần thân dao động từ 2,7 g/m2 tới 40,39 g/m2. Sự chênh lệch sinh khối giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc nghiên cứu là 39,18 g/m2, tổng lượng mất đi phần là 67,13g/m2. Do đó, sản lượng của S.ringgoldianum là 106,31 g/m2
và P/Bmax là 1,04 (Bmax là sinh khối lớn nhất trong thời gian nghiên cứu).
3.1.3. Mối quan hệ giữa sinh khối, mật độ và kích thƣớc
Hình 27. Mối quan hệ giữa sinh khối và chiều dài thân và mật độ rong biển