Hàm lượng chlorophyl la

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hải dương đến phân bố và biến động nguồn lợi nhóm cá nục (decapterus spp ) ở khu vực nước trồi nam trung bộ (Trang 53 - 56)

1.2 .Tổng quan về phân bố nguồn lợi nhóm cá nục ở vùng biển Việt Nam

3.1. Phân tích, đánh giá một số yếu tố hải dương

3.1.3. Hàm lượng chlorophyl la

Theo Kirk (1994) thì hàm lượng chlorophyll a trung bình trong đại dương là 0,2μg/l [33], Nguyễn Tác An (1989) cho rằng vùng biển ven bờ có giá trị trung bình nằm trong khoảng 0,6 ± 0,3μg/l. Phân tích tổng hợp nguồn số liệu cho thấy hàm lượng chlorophyll a tại tầng mặt trong giai đoạn 2016 – 2018 có giá trị trung bình 0,28μg/l, cao trong các tháng 1, tháng 2, tháng 9, tháng 10 và tháng 12 với giá trị >0,3μg/l, đạt giá trị cao nhất vào tháng 7, tháng 8 khi xuất hiện hiện tượng nước trồi đặc trưng trong vùng biển nghiên cứu, lượng chlorpphyll a thấp nhất vào tháng 5 với giá trị trung bình 0,16μg/l (Hình 20).

Hình 20. Hàm lượng chlorophyll a nước biển tầng mặt giai đoạn 2016-2018 Theo phương ngang phân bố chlorophyll a trong tháng 1 tập trung chủ yếu tại khu Theo phương ngang phân bố chlorophyll a trong tháng 1 tập trung chủ yếu tại khu vực biển ven bờ và có xu hướng giảm dần từ bờ ra khơi, hàm lượng chlorophyll a cao tập chung chủ yếu ở khu vực ven biển Ninh Thuận đến Bà Rịa Vũng Tàu và vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa với khoảng dao động từ 0,6 – 1,6μg/l.

Trong tháng 4 khi gió mùa Đơng Bắc suy yếu dịng chảy dọc bờ từ tỉnh Bình Định đến Khánh Hòa cũng suy yếu, tại đây dòng lục địa đưa khối nước có lượng chlorophyll a cao hơn các khu vực khác dịch chuyển ra xa bờ hơn trong tháng 1, tuy

0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 0.50 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 chlorophyll a (µg/l) Tháng

nhiên xét trên tồn vùng biển thì giá trị trung bình trong tháng 4 thấp hơn các tháng khác trong năm (trừ tháng 5).

Tháng 7 giá trị chlorophyll a tăng cao ở một số khu vực do sự kết hợp của hàm lượng chlorophyll a từ lục địa và ở các vùng nước trồi, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh khu vực có giá trị chlorophyll a theo dòng chảy tầng mặt dịch chuyển ra xa bờ hơn, biển ven bờ Bà Rịa Vũng Tàu (9,5oN -10,5oN) xuất hiện 1 khu vực có hàm lượng chlorophyll a rất cao. Trong tháng 10 tháng giao mùa khi gió mùa Tây Nam suy yếu, gió mùa Đơng Bắc hoạt động trở lại phân bố chlorophyll a lại tập chung chủ yếu tại khu vực ven bờ với giá trị trung bình trên tồn vùng biển ≈0,28μg/l, khu vực biển ven bờ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hàm lượng chlorophyll a vẫn rất cao tương tự trong tháng 7 (Hình 21).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hải dương đến phân bố và biến động nguồn lợi nhóm cá nục (decapterus spp ) ở khu vực nước trồi nam trung bộ (Trang 53 - 56)