Gradien nhiệt độ của các tầng chuẩn trong giai đoạn 2016 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hải dương đến phân bố và biến động nguồn lợi nhóm cá nục (decapterus spp ) ở khu vực nước trồi nam trung bộ (Trang 49 - 51)

Theo mặt rộng gradient ngang của nhiệt độ nước biển – các front nhiệt xuất hiện hầu hết tại khu vực ven bờ trong tất cả các tháng với cường độ khác nhau, thể hiện rõ rệt nhất trong tháng 4 tại tỉnh Khánh Hòa đến Ninh Thuận, đây cũng chính là khu vực có mật độ mẻ lưới khai thác nhóm cá nục cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu, và cũng là thời điểm vụ cá chuyển tiếp 1 có hệ số tương quan cao nhất giữa năng suất khai thác nhóm cá nục với các yếu tố hải dương mơi trường biển (phân tích trong các mục sau) (Hình 15). 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Grad (oC/10km) Tháng 0m 25m 50m 75m

Hình 17. Gradien ngang nhiệt độ nước biển tẩng mặt (oC/10km) giai đoạn 2016- 2018

3.1.2. Độ muối

Độ muối thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi độ ổn định của các khối nước và là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây nên sự thay đổi của các hoàn lưu trong biển. Trong thời gian nghiên cứu giá trị độ muối trung bình tại tầng mặt ≈33,4‰, có giá trị cao trong các tháng 1- tháng 5 sau đó giảm dần trong các tháng 6, tháng 7 và tháng 8, giảm mạnh trong các tháng 9 đến tháng 10 đây là thời kỳ mùa mưa của khu vực Nam Trung Bộ, khi kết thúc mùa mưa giá trị độ muối dần tăng trở lại trong tháng 11 và tháng 12. Giá trị độ muối trung bình tháng trong năm 2017 và 2018 rất tương đồng theo từng tháng khơng có sự khác biệt nhiều và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016 ngoại từ tháng 11 (Hình 18).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hải dương đến phân bố và biến động nguồn lợi nhóm cá nục (decapterus spp ) ở khu vực nước trồi nam trung bộ (Trang 49 - 51)