Dòng chảy tầng mặt và dị thường độ cao mực biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hải dương đến phân bố và biến động nguồn lợi nhóm cá nục (decapterus spp ) ở khu vực nước trồi nam trung bộ (Trang 56 - 59)

1.2 .Tổng quan về phân bố nguồn lợi nhóm cá nục ở vùng biển Việt Nam

3.1. Phân tích, đánh giá một số yếu tố hải dương

3.1.4. Dòng chảy tầng mặt và dị thường độ cao mực biển

Dòng chảy trong khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng mạnh bởi sự hoạt động của hệ thống gió mùa thịnh hành, theo xu thế chung vào mùa gió Đơng Bắc tồn tại dòng nước lạnh chảy dọc và ép sát bờ từ phía Bắc xuống phía Tây Nam khu vực nghiên cứu đi vào vùng biển Đông Nam Bộ. Mùa gió Tây Nam dịng chảy dọc bờ xuống phía Nam đã suy yếu, thay vào đó là dịng chảy có hướng Đơng Bắc mang theo khối nước nóng từ phía Nam di chuyển lên phía Bắc khu vực nghiên cứu, góp phần tạo nên một xốy nghịch trên phạm vi tồn vùng Biển Đơng. Sự phân hóa của trường gió kết hợp với yếu tố địa hình đã tạo nên các khu vực nước trồi ngoài khơi các tỉnh Phú Yên đến Bình Thuận, trên vùng biển gần bờ trong giai đoạn này có thể xẩy ra hiện tượng xen kẽ dòng chảy hướng về Nam cũng như đi lên phía Bắc là kết quả của sự tranh chấp giữa dịng chảy gió và dịng chảy nhiệt - muối (Hình 22).

Theo mặt rộng trong tháng 1 khi gió mùa Đơng Bắc hoạt động mạnh dịng chảy trên toàn vùng biển di chuyển dọc bờ xuống phía Nam, góp phần vào hồn lưu xốy thuận trên tồn bộ vùng Biển Đơng, tốc độ dịng chảy trung bình trong giai đoạn này là 0,33m/s. Tháng 4 khi gió Đơng Bắc dần suy yếu dịng chảy tầng mặt vẫn có xu hướng trong tháng 1 nhưng với cường độ yếu tốc độ trung bình thấp hơn (0,29m/s), khu vực Khánh Hịa đến Ninh Thuận xuất hiện dịng chảy xa bờ, phía Đơng Nam khu vực nghiên cứu tồn tại một khu vực cục bộ dòng chảy với hướng và vận tốc thay đổi trong giai đoạn 2016 -2018.

Dòng chảy tầng mặt tháng 7 trong khu vực nghiên cứu có hướng rất đa dạng do sự kết hợp, giao tranh của dịng chảy gió, dịng chảy nhiệt muối cũng như các vùng nước trồi, tuy nhiên rõ rệt nhất trong thời gian này là dịng chảy có xu hướng chảy theo hướng Đơng Bắc vào phía Nam Biển Đơng, tốc độ trung bình trên tồn bộ vùng biển từ 2016 -2018 lần lượt là 0,46m/s, 0,37m/s và 0,41m/s. Khu vực ven bờ trong tháng 10 dịng chảy có hướng tương tự trong tháng 4, di chuyển xuống phía Nam, ở ngoài khơi phụ thuộc vào sự hoạt động mạnh hay yếu của gió mùa đang thịnh hành

mà dịng chảy có hướng khác nhau trong từng năm, tốc độ dịng chảy trung bình trong giai đoạn này là 0,41m/s (Hình 22).

Dị thường độ cao mực biển: vào tháng 1 trên toàn bộ vùng biển chủ yếu là dị

thường dương của độ cao mực biển với giá trị trung bình ≈11cm, các giá trị cao tập trung chủ yếu tại khu vực ven bờ, phía Đơng Nam khu vực nghiên cứu trong năm 2018 tồn tại một khu vực có dị thường âm (≈-7cm). Tháng 4 dị thường dương của độ cao mực biển vẫn xảy ra hầu hết trên toàn vùng biển nhưng với độ cao thấp hơn trong tháng 1 với giá trị trung bình 5,2cm, ngồi ra cịn xuất hiện khu vực có dị thường âm thấp (-10cm đến -5cm) ở ngồi khơi tỉnh Bình Định (năm 2016 và 2017), và phía Nam khu vực nghiên cứu (năm 2018).

Vào tháng 7 giá trị dị thường âm độ cao mực biển thường xuất hiện nhiều với quy mô rộng hơn với giá trị lớn hơn, tập trung chủ yếu ở dải ven bờ từ Phú Yên đến Ninh Thuận, đặc biệt là khu vực Ninh Thuận giá trị dị thường âm từ -20cm đến -15cm, các khu vực có giá trị dị thường dương cục bộ ở phía Đơng Bắc và Đơng Nam khu vực nghiên cứu phụ thuộc vào từng năm. Tháng 10 dị thường dương xuất hiện và chiếm ưu thế trên toàn bộ vùng biển với giá trị trung bình 8,1cm tuy nhiên xuất hiện một khu vực rộng lớn ngoài khơi tỉnh Ninh Thuận có dị thường âm độ cao mực biển với giá trị lớn ≈-20cm trong tháng 10/2016 (Hình 22).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hải dương đến phân bố và biến động nguồn lợi nhóm cá nục (decapterus spp ) ở khu vực nước trồi nam trung bộ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)