1.4. Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực
1.4.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội
1.4.2.1. Dân số và mật độ dân số
Theo số liệu điều tra và niên giám thống kê các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ (2016), dân cƣ vùng phụ cận sông Trƣờng Giang chảy tiếp giáp với 18 xã thuộc 3 huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ đề là ngƣời dân tộc Kinh với tổng số 151.277 ngƣời đến năm 2016, chiếm 10,22% so với tổng dân số toàn tỉnh Quảng Nam [2, 3, 4, 5].
Trong giai đoạn từ năm 2012-2016, dân số có xu hƣớng tăng dần, tập trung chủ yếu ở huyện Núi Thành và huyện Thăng Bình, tiếp theo là thành phố Tam Kỳ, thấp nhất là huyện Duy Xuyên. Nguyên nhân, phần lớn chiều dài sông Trƣờng Giang thuộc địa phận 2 huyện Núi Thành (27,2km) và huyện Thăng Bình (26,5km).
Mật độ dân số trung bình các xã vùng phụ cận sông Trƣờng Giang là 510 ngƣời/km2, cao gấp 1,9 lần mật độ dân số trung bình cả nƣớc năm 2016 (271 ngƣời/km2), gấp 3,6 lần mật độ dân số trung bình tỉnh Quảng Nam (140 ngƣời/km2) (Bảng 1.2).
Trong số các xã lân cận sông Trƣờng Giang, dân số đông và mật độ dân số cao tập trung tại các xã Tam Tiến, Tam Giang, Tam Quang, Tam Hải (huyện Núi Thành). Đây là các xã tiếp giáp với cảng biển An Hòa, khu vực phát triển khu kinh tế mở Chu Lai. Trong năm 2016, dân số đông và mật độ dân số cao nhất tại xã Tam Quang, với giá trị trung bình tƣơng ứng là 13.241 ngƣời và 1.161 ngƣời/km2. Mật độ dân số tại xã Tam Quang cao gấp 4,2 mật độ dân số cả nƣớc và gấp 8,3 và lần mật độ dân số tỉnh Quảng Nam.
Bảng 1.2. Dân số và mật độ dân số của các xã vùng phụ cận sông Trƣờng Giang, giai đoạn 2012 - 2016
Địa điểm Dân số trung bình qua các năm (ngƣời)
Mật độ dân số năm 2015 (ngƣời/km2
) 2012 2012 2013 2014 2016
Huyện Duy Xuyên 15.859 16.027 16.320 16.310 16.405
Duy Thành 6.716 6.736 6.781 6.873 6.941 734 Duy Nghĩa 9.143 9.291 9.539 9.437 9.464 646 Huyện Thăng Bình 54.645 54.961 55.326 55.601 55.605 Bình Giang 7.404 7.450 7.507 7.545 7.542 337 Bình Dƣơng 9.281 9.338 9.397 9.440 9.442 469 Bình Triều 9.530 9.592 9.660 9.706 9.699 684 Bình Đào 7.333 7.371 7.417 7.453 7.454 613 Bình Sa 6.650 6.679 6.720 6.756 6.761 279 Bình Hải 5.893 5.932 5.977 6.014 6.021 439 Bình Nam 8.554 8.599 8.648 8.687 8.686 337 Thành phố Tam Kỳ 19.579 19.734 20.377 20.280 20.141 Tam Thăng 6.611 6.698 6.880 6.843 6.813 967 Tam Phú 7.882 7.913 8.181 8.138 8.057 460 Tam Thanh 5.086 5.123 5.316 5.299 5.271 310 Huyện Núi Thành 57.343 57.737 58.146 58.646 59.123 Tam Tiến 11.039 11.085 11.133 11.202 11.263 538 Tam Hòa 8.510 8.571 8.639 8.721 8.801 389 Tam Hải 7.563 7.642 7.725 7.815 7.905 504 Tam Hiệp 11.100 11.210 11.321 11.448 11.573 307 Tam Giang 6.165 6.204 6.241 6.292 6.340 549 Tam Quang 12.966 13.025 13.087 13.168 13.241 1.161 Tổng 147.426 148.459 150.169 150.837 151.274
Nguồn: Số liệu điều tra và niên giám thống kê các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phốTam Kỳ, năm 2016) [2, 3, 4, 5].
Mật độ dân số cao thứ hai tại xã Tam Thăng (thành phố Tam Kỳ) với 967 ngƣời/km2, cao gấp 3,57 mật độ dân số cả nƣớc và gấp 6,9 và lần mật độ dân số tỉnh Quảng Nam. Một số xã khác có mật độ dân số cao là xã Duy Thành (734 ngƣời/km2), xã Bình Triều (684 ngƣời/km2), xã Duy Nghĩa (646 ngƣời/km2), xã Bình Đào (613 ngƣời/km2). Các xã cịn lại có dân số và mật độ dân số thấp hơn.
1.4.2.2. Số hộ dân và sự phân chia theo ngành nghề
Tại khu vực nghiên cứu hiện có 43.122 hộ dân, trung bình mỗi hộ dân từ 3,06 - 4,32 ngƣời. Số hộ dân cao nhất tại huyện Núi Thành với 17.101 hộ (chiếm 39,66%), tiếp theo là huyện Thăng Bình với 15.489 hộ (chiếm 36,76%), thành phố Tam Kỳ có 5.931 hộ (chiếm 12,75%), thấp nhất là huyện Duy Xuyên với 4.601 hộ (chiếm 10,67%).
Xã có hộ dân lớn nhất là Tam Quang (huyện Núi Thành) với 3.692 hộ (chiếm 8,56%). Một số xã khác có số hộ lớn nhƣ Tam Hiệp, Tam Tiến (huyện Núi Thành) có số hộ lần lƣợt là 3.532 hộ (chiếm 8,19%) và 3.233 hộ (chiếm 7,5%).
Phần lớn các hộ dân vùng phụ cận sông Trƣờng Giang đều hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Tổng số hộ nông lâm thủy sản là 29.954 hộ (chiếm 69,46%), hộ buôn bán là hộ 4.619 hộ (chiếm 10,71%), số hộ hoạt động trong các ngành nghề khác nhƣ xây dựng, công nhân viên chức... là 8.549 hộ (chiếm 19,83%) (Hình 1.5).
Hình 1.5. Cơ cấu ngành nghề phân theo các hộ vùng phụ cận sông Trƣờng Giang
Số hộ nông lâm thủy sản cao nhất tại là huyện Thăng Bình với 12.245 hộ, chiếm 41,48% so với tổng số hộ cùng ngành nghề của toàn khu vực. Tiếp theo là
huyện Núi Thành với 11.687 hộ, chiếm 39,02%. Thành phố Tam Kỳ có 3.610 hộ, chiếm 12,05%; huyện Duy Xuyên có 2.232 hộ, chiếm 7,45%.
1.4.2.3. Số lượng và cơ cấu lao động phân theo các ngành nghề
Theo số liệu điều tra và niên giám thống kê các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phốTam Kỳ (2016), số lƣợng dân số trong độ tuổi lao động của khu vực nghiên cứu có xu hƣớng tăng từ năm 2013 - 2016 và có sự thay đổi cơ cấu lao động theo từng năm, trong từng lĩnh vực. Lực lƣợng lao động nơng lâm thủy sản có xu hƣớng giảm và có xu thế tăng trong lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng, dịch vụ và lĩnh vực khác. Lao động nông lâm thủy sản năm 2013 là 26.912 ngƣời và đến năm 2015 là 39.237 ngƣời (giảm 8,21% cơ cấu); ngƣợc lại, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 40.621 ngƣời lên 42.300 ngƣời (tăng 2,3% cơ cấu), dịch vụ tăng từ 6.502 ngƣời lên 10.869 ngƣời (tăng 4,37% cơ cấu), ngành khác từ 3.831 ngƣời lên 6.406 ngƣời (tăng 2,56% cơ cấu) [2, 3, 4, 5].
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, sự phát triển kinh tế ngành nơng, lâm, ngƣ đang có xu hƣớng giảm và tăng ở các ngành nghề khác, nhất là đối với ngành công nghiệp và dịch vụ. Nguyên nhân, thu nhập kinh tế trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ không ổn định, gặp nhiều rủi ro và không đáp ứng đƣợc nhu cầu cuộc sống của cộng đồng dân cƣ, đặc biệt là lĩnh vực khai thác thủy sản tại sông. Hiện nay, nguồn lợi thủy sản tại sông đang suy giảm trong giai đoạn 2011 - 2016. Cụ thể, theo số liệu điều tra, năm 2011 sản lƣợng khai thác là 21.092,34 tấn nhƣng đến năm 2016 chỉ cịn 7.463,48 tấn. Vì vậy, lực lƣợng khai thác thủy sản tại sơng có xu hƣớng tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực xây dựng, bn bán, làm thuê.
Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU