Xuất các biện pháp trong quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sự biến động đất nông nghiệp huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 73)

nông nghiệp

3.6.1. Các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất

Để hạn chế ô nhiễm môi trường đất cần tập trung xử lý tại đầu nguồn, các giải pháp sẽ tập trung vào giải pháp chính sách; giải pháp quản lý; giải pháp giáo dục tuyên truyền ý thức cộng đồng, giải pháp công nghệ xử lý chất thải trước khi thải vào môi trường. Đối với khu vực môi trường đất đã bị ô nhiễm cần cân nhắc công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện hiện tại (mức độ ô nhiễm, phạm vi, mức độ tốn kém,…).

3.6.1.1 Giải pháp về quy hoạch KCN, đô thị gắn với bảo vệ môi trường a. Lồng ghép BVMT với quy hoạch phát triển KT-XH của vùng a. Lồng ghép BVMT với quy hoạch phát triển KT-XH của vùng

Giải pháp tổng hợp quan trọng nhất và cũng là có hiệu quả nhất trong BVMT của huyện Đông Anh là lồng ghép quy hoạch BVMT với quy hoạch phát triển KT-XH.

Các quy hoạch phát triển giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 phải lồng ghép giải quyết các vấn đề mơi trường liên quan. Vì vậy cần phải tiến hành việc xem xét các tác động môi trường của việc thực hiện các quy hoạch phát triển và đề xuất kịp thời các giải pháp BVMT tương ứng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Đô thị hoá là xu thế tất yếu song chưa tuân thủ quy luật khách quan, chưa có sự chuẩn bị cẩn thận, nên một số làng xã "bỗng chốc" trở thành phường trong nội thành, một số lớn nông dân "bỗng chốc" trở thành thị dân, đã làm giảm chất lượng nguồn nhân lực của các thành phố, tăng thêm người thất nghiệp, gây thêm áp lực về giải quyết việc làm và các nhu cầu dịch vụ bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường ở các đô thị, làm phức tạp thêm quy hoạch cảnh quan cũng như quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.

b. Xem xét môi trường đối với quy hoạch phát triển công nghiệp

Thứ nhất, việc xây dựng quy hoạch phải đi trước một bước so với yêu cầu thực tiễn. Để thực hiện điều này, công tác xây dựng quy hoạch một mặt cần được hoạch định cho những thời kỳ đủ dài để có những dự tính mang tính chất chiến lược. Bên cạnh đó, có chính sách theo dõi, đánh giá chặt chẽ việc thực hiện các quan điểm quy hoạch phát triển KCN như: kiểm soát tỷ lệ sử dụng đất công nghiệp trong các KCN, xử lý nghiêm minh các KCN cố tình làm trái các quy định quy hoạch KCN của nhà nước, đặc biệt là quy định về tỷ lệ lấp đầy KCN hiện có khi mở rộng và bổ sung quy hoạch KCN mới của các địa phương theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Từ đó có căn cứ và lộ trình điều chỉnh quy hoạch KCN cho phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ.

Thứ hai, quy hoạch cần dự tính vị trí đặt KCN đảm bảo tính bền vững. Việc bố trí các KCN gần các đơ thị lớn và các khu dân cư tập trung thời gian qua đã thể hiện nhiều điểm bất cập (ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông,…). Do vậy, trong công tác quy hoạch phát triển KCN cần xác định rõ những vị trí có thể xây dựng các KCN cũng như những ngành nghề cụ thể được phép đầu tư vào những vị trí này. Cụ thể là vị trí đặt KCN khơng được ảnh hưởng tới hành lang phát triển các đô thị trong tương lai. Các KCN khơng nên bố trí quá gần các tuyến giao thông huyết mạch và phải đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên (nguồn nước, nguồn tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên,...).

Thứ ba, cần quy định về quy mô tối thiểu cho từng loại KCN. Việc phát triển các KCN có quy mơ q lớn hoặc nhỏ sẽ khó đảm bảo tính chất bền vững của chính KCN. Với KCN có diện tích q lớn sẽ khó lấp đầy, gây lãng phí nguồn tài ngun đất; cịn KCN q nhỏ thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý môi trường và các dịch vụ đi kèm sẽ gặp nhiều khó khăn và khơng đảm bảo hiệu quả hoạt động. Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của các quốc gia khác, kết hợp với phân tích thực tế các KCN của vùng, nên quy định quy mô tối thiểu để đưa vào quy hoạch KCN là 200 ha; đối với các địa phương khơng có thế mạnh trong thu hút vốn đầu tư, quy mô KCN tối đa là 500 ha.

c. Phát triển trồng cây xanh và bảo tồn mặt nước trong các đô thị và các khu công nghiệp huyện Đông Anh công nghiệp huyện Đông Anh

Cây xanh và mặt nước trong đô thị và các KCN, đặc biệt là cây xanh, khơng những có tác dụng điều hịa vi khí hậu, mà cịn hấp thụ hoặc hấp phụ các chất ơ nhiễm trong mơi trường khơng khí, làm giảm bụi, giảm ơ nhiễm khí độc hại và giảm tiếng ồn.

Vì vậy phải có kế hoạch nhanh chóng phát triển cây xanh, đạt tiêu chuẩn diện tích cây xanh khoảng 15m2/người dân đơ thị, đảm bảo diện tích cây xanh trong các KCN đạt tỷ lệ 10- 15% diện tích KCN, bao gồm các loại cây sau:

Cây xanh công viên, vườn hoa. Cây xanh vành đai đô thị.

Cây xanh vành đai các khu công nghiệp. Cây xanh trên mọi tuyến giao thông.

Cây xanh hai bên bờ sơng, ngịi, kênh dẫn nước.

Cây xanh trong hàng rào mọi loại cơng trình (KCN, nhà máy, cơ quan, trường học, bệnh viện, cơng trình cơng cộng, cơng trình nhà ở...).

Khuyến khích mọi người đưa cây xanh (cây cảnh, vườn hoa) vào trong cơng trình, trên ban cơng, trên mái nhà...

3.6.2 Giải pháp giáo dục môi trường

Nâng cao nhận thức BVMT thông qua các hội nghị và hội thảo về ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững cho các nhà lãnh đạo trong huyện để lồng ghép quy hoạch BVMT với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT- XH của huyện.

Phổ biến các chương trình truyền thơng quần chúng về các đặc tính phát thải chất ô nhiễm môi trường từ công nghiệp, giao thông, xây dựng, nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, dịch vụ... và các mối đe doạ đối với sức khoẻ và môi trường thiên nhiên để nâng cao ý thức BVMT của mọi người dân.

Phổ biến các chương trình quần chúng về các vấn đề kỹ thuật phát thải ô nhiễm của xe cộ, như các chủng loại xe, các chế độ bảo dưỡng, hiệu quả sử dụng nhiên liệu, các chế độ sử dụng xe và các biện pháp phù hợp cho các chủ phương tiện để họ biết cách giảm thiểu các mức phát thải ô nhiễm của phương tiện giao thông.

Tổ chức, phát triển phong trào vệ sinh đường phố, không vứt rác, vứt chất bẩn ra đường, quét dọn vỉa hè sạch đẹp, tự giác tham gia thu gom và phân loại chất thải từ nguồn.

Huy động toàn dân tham gia bằng nhân lực và tài lực của mình (nhà nước và nhân dân cùng làm) thực hiện các chương trình cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường, xây dựng hố xí hợp vệ sinh và vệ sinh chăn nuôi gia cầm, gia súc.

Huy động nhân dân tham gia trồng cây, bảo tồn đa dạng sinh học;

Huy động cộng đồng có liên quan tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển KT- XH và tham gia kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường đối với các cơ sở sản xuất đang hoạt động.

Vận động nhân dân tự nguyện tham gia các phong trào BVMT, xây dựng hương ước giữ gìn vệ sinh mơi trường, thực hiện chủ trương xã hội hố cơng tác BVMT.

3.6.3 Giải pháp quan trắc môi trường

Để đánh giá được diễn biến và các ảnh hưởng đến môi trường đất trong vùng, đặc biệt là ở các đô thị và KCN cần quan trắc các số liệu sau:

Chất lượng nước và mức độ ơ nhiễm. Chất lượng mơi trường khơng khí. Quản lý và xử lý chất thải rắn.

Ô nhiễm và suy thối mơi trường đất.

3.6.4 Giải pháp công nghệ xử lý chất thải

Công nghệ xử lý chất thải bao gồm nước thải và chất thải rắn là không thể thiếu trong q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa. Việc sự dụng công nghệ xử lý chất thải tại nguồn sẽ là giải pháp bảo vệ môi trường rất hiệu quả. Tuy nhiên, công nghệ xử lý thường khá tốn kém.

Có 3 phương án được xem là triển vọng để xử lý chất thải rắn cho huyện là: + Phương án 1: Chôn lấp chất thải ở các ô chôn lấp chất thải nguy hại.

+ Phương án 2: Cơng nghệ xử lý sơ bộ bằng phương pháp đóng rắn sau đó chơn lấp chất thải ở các ô chôn lấp chất thải nguy hại.

+ Phương án 3: Đốt chất thải và chôn lấp những phần tro xỉ cịn lại.

3.6.5 Giải pháp về khoa học cơng nghệ

a. Hệ thống những tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi

Ứng dụng công nghệ biển đổi gien để sản xuất và lựa chọn những giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai của vùng.

Rà soát lại năng lực nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các cơ sở doanh nghiệp Nhà nước có khả năng sản xuất giống, xác định quy mơ u cầu đầu tư tăng cường mới để có thể ứng dụng công nghệ sinh học, bảo tồn quỹ gien, chọn lọc giống mới

có năng suất cao, sạch bệnh. Đồng thời có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân hộ gia đình sản xuất giỏi có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống theo quy định, dưới sự kiểm soát của ngành chức năng.

Tập trung lựa chọn giống nhập nội, sản xuất những giống có nhu cầu lớn như giống lúa, chương trình cải tạo đàn lợn nái có chất lượng chiếm trên 70%, phát triển đàn bị lai chiếm trên 75%; ngồi ra cịn khuyến khích mua và sản xuất giống cây ăn quả đặc sản ra quả trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao.

Khuyến khích người chăn ni áp dụng các cơng nghệ xây dựng chuồng trại tiên tiến, áp dụng công nghệ dây chuyền máng ăn, máng uống tự động.

b. Tăng cường năng lực khuyến nông, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất

Ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, chế phẩm sinh học trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Nghiên cứu lựa chọn áp dụng các cơng nghệ thích hợp với điều kiện của vùng (chế biến, bảo quản nông sản, xử lý môi trường và phát triển bền vững).

Xây dựng các mơ hình ứng dụng, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Đơng Anh là huyện tiếp giáp với Thành phố Hà Nội, là nơi có vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế- xã hội. Với diện tích đất nơng nghiệp chiếm khoảng 50% so với diện tích đất tự nhiên, huyện Đơng Anh là nơi có sản lượng rau lớn nhất Hà Nội, ngồi ra cịn cung cấp một số loại sản phẩm nông nghiệp khác.

Q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa trong những năm gần đây diễn ra khá nhanh, góp phần làm tăng trưởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thì quá trình này đã tạo ra những vần đề mơi trường nói chung và mơi trường đất nói riêng.

Q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa khơng những gây ảnh hưởng đến diện tích đất nơng nghiệp mà cịn ảnh hưởng đến chất lượng đất. Trong khoảng thời gian từ năm 2006- 2011 diện tích đất nơng nghiệp đã giảm 385,85 ha, xuống còn 9225,49 ha vào năm 2011. Dự báo đến năm 2020 thì diện tích đất nơng nghiệp chỉ cịn khoảng 3936,10 ha.

Nhìn chung đất nơng nghiệp huyện Đông Anh chưa bị ô nhiễm Pb, Hg, và As. Tuy nhiên Cd đang có sự tích lũy khá cao trong đất (cao nhất ở xã Kim Chung với hàm lượng là 1,03 mg/kg). Với nước tưới trên địa bàn huyện đã có 3 xã bị ơ nhiễm Cd là Bắc Hồng (0,012 mg/kg), Nam Hồng (0,012 mg/kg) và Kim Chung (0,013 mg/kg) và có sự tích lũy cao Pb trong nước.

Trong q trình phát triển thì q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa tất yếu phải xảy ra. Cùng với sự phát triển này là hàng loạt các vấn đề môi trường nảy sinh. Do vậy, để bảo vệ môi trường, an ninh lương thực cần phải có những quy hoạch, biện pháp trong quản lý và sử dụng quỹ đất nông nghiệp một cách hợp lý nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Anh (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của q trình cơng nghiệp

hóa, đơ thị hóa đến chất lượng, số lượng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Viện quy hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp.

2. Phan Huy Chi, Nghiên cứu biến động môi trường do thực hiện quy hoạch phát

triển kinh tế xã hội, các biện pháp kiểm soát bảo đảm phát triển bền vững vùng ĐBSH, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp nhà nước KC.07.

3. Phạm Ngọc Đăng, Hiện trạng và thách thức môi trường đô thị trong q

trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp

nhà nước KC.07.

4. Lê Đức (2005), Bài giảng kim loại nặng.

5. Lê Đức (2006), Hóa học đất.

6. Lê Đức, Lê Văn Khoa, Tác động của hoạt động làng nghề tái chế kim loại đến

môi trường đất, nước ở một số xã vùng ĐBSH, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học

cấp nhà nước KC.07.

7. Lê Hải Đường (2007), Chống thoái hoá đất sử dụng hiệu quả tài nguyên đất

nhằm phát triển bền vững, Tạp chí lý luận của của Uỷ ban dân tộc.

8. Lê Quốc Doanh (2004), Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp kinh tế kỹ

thuật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn ven đô thành phố Hà Nội, Báo

cáo đề tài khoa học cấp Bộ.

9. Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế

chính sách trong q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 5.

10. Nguyễn Khánh Hòa (2011), Đánh giá mơi trường đất và sản lượng rau an

tồn ở 2 xã Cổ Loa và Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp,

Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên.

11. Hệ thống canh tác, Trường đại học Cần Thơ xuất bản.

12. Kiểm kê, thống kế đất đai huyện Đông Anh (2011).

13. Luật đất đai 2003, NXB Chính trị quốc gia.

14. Niên giám Thống kê Thành phố Hà Nội (2011).

15. Trần Lưu – Văn Phúc (2008), Đất nông nghiệp và nơng dân trong cơn lốc đơ thị hóa nơng thơn, Báo Kinh tế Nông thôn.

16. Đàm Thị Luyến (2001), Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Man, Trịnh Văn Thịnh (2002), Nông nghiệp và bền vững cơ sở

và ứng dụng, NXB Thanh Hoá.

18. Nguyễn Thị Lan Hương (2010), Nghiên cứu đặc điểm phân bố một số kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, As) phục vụ phát triển rau sạch huyện Đông Anh, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên.

19. Lê Du Phong (2005), Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất

bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu cơng cộng và lợi ích quốc gia, Báo cáo đề tài

độc lập cấp Nhà nước: ĐTĐL - 2005/25G, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp, NxB Chính trị quốc gia Hà Nội.

22. Phạm Bình Quyền (2003), Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

23. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Lâm Minh Triết (2003), Ứng dụng kinh tế môi trường để nghiên cứu và đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sự biến động đất nông nghiệp huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)