Chƣơng 1 : TỔNG QUAN
1.5 Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây viêm màng
thƣờng gặp
Tình trạng kháng kháng sinh ln là vấn đề thời sự đối với các nước trên toàn thế giới. Sự gia tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc làm cho việc điều trị ngày càng khó khăn và tốn kém.
Đặc điểm sự đề kháng thuốc của vi khuẩn biến động do đó khả năng đề kháng của vi khuẩn ở mỗi quốc gia là khác nhau. Hiện nay, việc sử dụng quá nhiều kháng sinh trong cộng đồng và bệnh viện làm mức độ đề kháng của vi khuẩn gia tăng tới mức đáng báo động. Các chủng S. aureus, Enterococci
kháng vancomycin, E. coli, Klebsiella kháng β lactam có hoạt phổ rộng đang là mối đe dọa nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới [6], [19].
Chỉ riêng tại Hoa kỳ, việc vi khuẩn gia tăng đề kháng kháng sinh đã khiến chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm phải tăng ít nhất 100 triệu đơ la Mỹ [29]
Ở nước ta, đã có nhiều tác giả trong và ngồi nước cơng bố về thử nghiệm kháng sinh của các chủng vi khuẩn S. suis, S. pneumoniae, S. aureus,
K. pneumoniae, E. coli …phân lập ở các đường hô hấp và máu. Tuy nhiên
cơng bố về tính kháng thuốc vi khuẩn gây viêm màng não thì khơng nhiều. Mặc dù nhiều loại kháng sinh ra đời, nhưng viêm màng não do vi khuẩn ở người lớn vẫn là căn bệnh để lại nhiều di chứng và tỷ lệ tử vong cao. Các loại kháng sinh thế hệ mới vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho điều trị viêm não
Streptococcus suis
Đến năm 2007, tại Việt Nam, Streptococcus suis là căn nguyên mới
phổ biến gây viêm màng não mủ. Do vậy chủng vi khuẩn này đa số còn nhạy với penicillin, ceftriaxone và vancomycin [67]. Tuy nhiên lại kháng tetracyline (83,2%), ethromycin và cloramphenicol. Kháng penicillin cũng đã được báo cáo trong trường hợp ở người và một số chủng phân lập được từ lợn
[61], [76]. Theo nghiên cứu từ Châu Âu trên 384 chủng S. suis phân lập, thì
các chủng này nhạy cảm với penicillin (MIC 90≤0.13), tỷ lệ kháng gentamicin tương đối thấp (1,3%) nhưng tỷ lệ kháng tetracyclin khá cao (75.1%). Để điều trị chủng vi khuẩn này, loại kháng sinh dùng phủ đầu tốt nhất là ceftriaxone kết hợp hoặc không với vancomycin (phụ thuộc vào dịch bệnh và sự kháng thuốc). Liều lượng và thời gian điều trị cũng tương tự như ở S. pneumoniae
(2g/12h trong vòng 14 ngày). Một báo cáo khác chỉ ra rằng Penicillin G cũng điều trị thành công viêm màng não do căn nguyên S. suis [68].
S. pneumoniae
Nhiều chủng phế cầu kháng kháng sinh xuất hiện trong những năm đầu 1970 ở New Guiea và Nam Mỹ, nhưng nhiều chủng kháng kháng sinh hiện nay khắp toàn cầu và tăng nhanh từ năm 1995. Theo Anthony E, gần đây, các chủng phế cầu phân lập từ dịch não tủy được điều trị với penicillin và cephalosporin. Tuy nhiên tỷ lệ kháng penicillin và cephalosporin từ các vị trí vơ trùng ngày càng tăng lên từ vài thập kỷ qua [22], [33]. Tỷ lệ kháng penicillin tăng dưới 0,02% ở năm 1987 lên 3% ở năm 1994 và 30% ở một số cộng đồng Mỹ năm 1998. Tại Tây Ban Nha, năm 2002 và 2003, 9,2% kháng lại penicillin và 26,4% trung gian với penicillin và tỷ lệ này cao hơn ở trẻ ≤ 4 tuổi, 52,5% các chủng phế cầu phân lập được kháng hoặc trung gian với kháng sinh này. Theo nghiên cứu từ 10/1994-4/1996 từ Mỹ tỷ lệ kháng penicillin và cefotaxime là 35% và 20%, khơng có trường hợp nào tử vong đối với các bệnh nhân nhạy cảm với 2 loại kháng sinh này. Cefotaxime điều trị tốt đối với viêm màng não do phế cầu. Theo Locour H (1985), nồng độ ức chế tối thiểu của cefotaxime với phế cầu là 0,01-0,08mg/l. Sau khi điều trị bằng thuốc này, vào giờ thứ 48 khơng cịn phát hiện thấy S. pneumoniae trong dịch não tủy ở 90,7% và vào giờ thứ 72 ở 100% các trường hợp nghiên cứu. Vấn đề điều trị viêm màng não do phế cầu bằng cefotaxime đã được nhiều cơng trình nghiên cứu rất cơng phu. Hầu hết các cơng trình đều khẳng định,
dùng cefotaxime cho kết quả hơn hẳn các phương pháp khác, giảm tỷ lệ tử vong xuống 13% so với trước đây từ 26,5% - 30,3% [33], [58].
Staphylococcus aureus
Staphylococcus aureus kháng penicillin nổi lên từ những năm 1940. Hầu hết các chủng của tụ cầu vàng (85-90%) kháng penicillin. Sự kháng methicillin và các kháng sinh khác nhóm beta lactam cũng bắt đầu xuất hiện, sau khi methicillin được sử dụng. Thực tế đã ghi nhận các chủng tụ cầu vàng kháng trung gian với vancomycin và gần đây đã xác định được các chủng
S. aureus kháng hoàn toàn với kháng sinh này [20], [22].
Các tài liệu thông báo về tính kháng thuốc của S. aureus gây viêm
màng não không nhiều. Theo một số tác giả, trước năm 1995, viêm màng não do căn nguyên S. aureus ở người lớn vẫn cịn nhạy cảm với methicillin. Sau đó, S.aureus kháng methicillin đã xảy ra trong 79% các ca nhiễm tụ cầu vàng mà nguyên nhân chủ yếu là nhiễm trùng bệnh viện, sau phẫu thuật thần kinh. Tỷ lệ tử vong là 56%. [22], [37].
Acinetobater baumannii
Acinetobater baumannii đề kháng với nhiều loại kháng sinh khác nhau.
Kể từ năm 1975, các chủng Acinetobater ngày càng kháng lại nhiều loại kháng sinh. Một nghiên cứu gần đây trên 595 chủng Acinetobater baumannii đề kháng với ceftazidime và hơn 40% đề kháng với ciprofloxacin hoặc gentamicin. Các carpapenem là kháng sinh có hiệu lực cao nhất nhưng một số báo cáo gần đây cũng cho thấy ngày càng có nhiều chủng cũng kháng lại kháng sinh nhóm này đặc biệt là imipenem và meropenem. Viêm màng não do căn nguyên Acinetobater baumannii không phổ biến. Nhưng hầu hết phải điều trị với colistin. Sử dụng colistin là lựa chọn an toàn và hiệu quả như carbapenems cho nhiễm trùng này [22, [31].
E. coli là căn nguyên gây viêm màng não phổ biến ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn
này hiện nay thuộc các vi khuẩn có tỷ lệ kháng thuốc cao. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương năm 1999, E. coli kháng ampicillin ở mức cao từ 53,3 – 88,2% tùy theo từng nước. Đối với các kháng sinh cefotaxime, amikacin cịn có tác dụng tốt ở Nhật Bản, New-Zealand và Philippin.
Tại Việt Nam, nghiên cứu nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn thường gặp năm 2002 cho thấy, E. coli đề kháng với ampicillin, chloramphenicol, cotrimoxazol với tỷ lệ cao trên 68% [7]. Hiện nay, E. coli
có thể sinh men ESBL đề kháng lại các kháng sinh thuộc nhóm beta – lactam với tỷ lệ ngày càng cao
Kháng sinh là vũ khí quan trọng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng việc lạm dụng kháng sinh ngày càng nhiều và sử dụng kháng sinh không đúng quy định làm phát triển nhanh mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, gây khó khăn cho điều trị. Vì vậy vi khuẩn đề kháng kháng sinh đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết khơng chỉ ở nước ta mà cịn trên tồn thế giới. Giám sát mức độ mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn thường gặp là việc làm cần thiết nhằm cung cấp thông tin kịp thời giúp thầy thuốc sử dụng kháng sinh hợp lý và có hiệu quả, ngồi ra cịn giúp cho việc kiểm soát mức độ đề kháng, từ đó đề ra các biện pháp hạn chế sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
3110 mẫu bệnh phẩm dịch não tủy của bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh Bạch Mai trong 3 năm 2008-2010