Tốc độ ăn mòn của mẫu đồng hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác nhân gây gỉ và môi trường lưu trữ đối với các di vật văn hóa chất liệu hợp kim đồng (Trang 62 - 64)

Số liệu chi tiết cho từng lần cân mẫu đƣợc đính kèm trong phần phụ lục, kết quả về tốc độ ăn mòn của long đen đƣợc tổng hợp theo bảng dƣới đây:

Theo Bảng 9 cho biết tổng số mẫu long đen đồng thí nghiệm là 110 mẫu trong đó có 55 mẫu khơng ức chế và 55 mẫu đƣợc ức chế sau khi tạo gỉ. Mỗi tập hợp 55 mẫu đƣợc đƣa 11 tác nhân gây gỉ và lƣu giữ trong 5 điều kiện khác nhau. Tốc độ ăn mịn trung bình cho 55 mẫu khơng ức chế là 8,31mg/cm2/tháng, mẫu có ức chế là 6,34mg/cm2

/tháng.

Bảng kết quả cho thấy xu thế ảnh hƣởng của tác nhân gây gỉ và điều kiện lƣu giữ. Theo tác nhân gây gỉ gây ra tốc độ ăn mịn thấp (khơng khí) đến cao (cƣờng toan) có giá trị từ 0,29 mg/cm2/tháng đến 33,92 mg/cm2/tháng. Trƣờng hợp đặc biệt đối với tác nhân HNO3đ/n phản ứng phá hủy mẫu mãnh liệt, thời gian tiến hành thí nghiệm nhúng long đen trong HNO3đ/n chỉ diễn ra 1 phút, hầu hết Cu(NO3)2 bị hòa tan ngay vào dung dịch HNO3, do vậy lớp gỉ dính trên long đen nhỏ hay nồng độ NO3-

nhỏ đã dẫn đến tốc độ ăn mòn thấp. Tác nhân Cl- (của HCl, NaCl) cho tốc độ ăn mịn trung bình 9,73 – 10,87 trong khi HNO3L có giá trị 16,22 hay cƣờng thủy là 33,92. Nhƣ vậy khơng thể nói Cl-

là tác nhân chủ yếu gây gỉ đồng và cho thấy cơ chế ăn mịn theo cách giải thích Cl-

là chất trung gian dẫn đến “bệnh của đồng” là không hợp lý. Các tác nhân có tính điện ly mạnh nhƣ NaCl, HCl, HNO3, cƣờng toan, H2SO4 gây ra tốc độ ăn mòn nhanh hơn CO2, O2, khói gỗ mít và NH3. Nhƣ vậy có thể thấy các loại khống malachit, arurit có tốc độ ăn mịn thấp có thể đƣợc giữ lại để tăng giá trị thẩm mỹ và lịch sử của hiện vật. Một số hiện vật sau khi loại gỉ bị lộ cốt đồng có thể phục chế màu xanh gỉ bằng NH3 mà cũng không gây hại hiện vật bởi tốc độ ăn mòn do ảnh hƣởng của [Cu(NH3)4(OH)2] thấp.

Ảnh hƣởng của mơi trƣờng lƣu giữ cũng đóng vai trị quan trọng, giá trị tốc độ ăn mịn trung bình từ thấp đến cao là từ 7,16mg/cm2/tháng đến 10,22mg/cm2/tháng. Tốc độ ăn mòn thấp nhất là lƣu giữ trong bình hút ẩm, cao nhất là chôn trong đất. Trong điều kiện hơi ẩm bão hịa (100%), đậy kín nắp hộp (sự trao đổi O2, CO2 với môi trƣờng hạn chế) hợp kim có tốc độ ăn mòn 7,49 thấp hơn hơn để trong phòng (độ ẩm khoảng 80%) là 8,65

Kim loại bị gỉ chậm hơn khi ngâm chìm trong nƣớc so với trong khơng khí có độ ẩm 80% là do nƣớc đã chiếm kín chỗ mao mạch kim loại dẫn đến việc hạn chế khí O2, CO2 tiến vào tiếp xúc kim loại. Đối với mẫu long đen này cũng vậy hơi ẩm bão hòa 100% đã đọng thành giọt nƣớc che phủ mao quản gây cản trở O2 và CO2 thâm nhập vào để khống hóa hợp kim.

Tốc độ ăn mịn trung bình ngoài trời là 8,02 hơi thấp hơn trong nhà là 8,65. Thơng thƣờng sau vài năm hoặc lâu hơn thì những hiện vật để ngồi trời thƣờng bị hƣ hại nhiều hơn để trong nhà. Tuy nhiên trong điều kiện ngắn hạn (nhƣ ở thí nghiệm này là 1 tháng) thì các tác động tiêu cực nhƣ mùa mƣa nắng, gió, lắng đọng cát bụi chƣa gây ảnh hƣởng bao nhiêu nhƣng các tác động tích cực đã diễn ra. Trong tháng thí nghiệm có 6 lần mƣa rào đã rửa trôi bớt gỉ, làm giảm nồng độ chất gây hại. Đây chính là lý do vì sao trong điều kiện thí nghiệm ngắn hạn thì tốc độ gỉ ngồi trời lại hơi thấp hơn ở trong nhà.

Việc sử dụng chất ức chế 1,2,3 BTA cùng với phủ keo làm giảm tốc độ ăn mịn trung bình xuống là 6,34 mg/cm2/tháng. Hiệu quả ức chế trung bình là 23,73%, cao nhất là 42,16% đối với tác nhân HNO3L. Trong các mơi trƣờng lƣu giữ tốc độ ăn mịn đều giảm khi sử dụng chất ức chế. Cụ thể tỷ lệ giảm là: trong bình hút ẩm: 7,16/5,68; hơi nƣớc bão hòa: 7,49/4,95; trong phòng 8,65/6,44; ngồi trời 8,02/7,56; chơn trong đất: 10,22/7,06.

Hiệu quả ức chế ở một số trƣờng hợp có giá trị âm nhƣ trƣờng hợp tác nhân khơng khí, lƣu giữ trong bình hút ẩm (-95,89%). Khơng ức chế thì tốc độ ăn mịn là 0,00 nhƣng có ức chế thì lại tăng lên 0,47. Ở những trƣờng hợp giá trị tốc độ ăn mòn rất thấp thƣờng quan sát đƣợc hiện tƣợng phản tác dụng của chất ức chế. Nghĩa là trong trƣờng hợp này chất ức chế đóng vai trị là tác nhân gây gỉ, khi tảy ri đi thì lƣợng hợp kim hao hụt đi chính là phức chất ức chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác nhân gây gỉ và môi trường lưu trữ đối với các di vật văn hóa chất liệu hợp kim đồng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)