Nguồn: (Xiao và cộng sự, 2018)
Hàm lượng P khơng bền trong birochar có sự khác biệt so với nguyên liệu ban đầu. Khả năng dễ tiêu của P trong than sinh học thấp được sản xuất ở nhiệt độ cao có thể là do độ hòa tan của P trong than sinh học kém, điều này có thể được cho là sự hiện diện của pyrophosphate hình thành ở nhiệt độ cao hơn. Do đó, than sinh học được sản xuất ở nhiệt độ thấp với nồng độ C tương đối nhỏ dự kiến sẽ thể hiện khả năng phản ứng cao hơn trong đất và đóng góp nhiều hơn cho độ phì của đất so với sản xuất ở nhiệt độ cao [Li và cộng sự, 2019].
Than sinh học sản xuất ở nhiệt độ cao (800oC) có pH và EC cao, mất NO3-
trong khi ở nhiệt độ thấp (350oC) lấy ra P, NH4+và phenol. Diện tích bề mặt riêng và vi khoảng hổng của than sinh học tăng theo nhiệt độ. Mặc dù cùng nguyên liệu nhưng công nghệ sản xuất khác nhau sẽ cho ra các loại than sinh học khác nhau [Nguyễn Đăng Nghĩa, 2014]. Thiết kế sản xuất biochar với các đặc tính mong muốn để cải thiện năng suất cây trồng thì một nguyên liệu phù hợp cần được xác định bằng cách xem xét thành phần nguyên tố và các yếu tố bề mặt của biochar được nhắm mục tiêu.
Màu sắc Năng suất Tro Diện tích bề mặt Tính kỵ nước Tính phân cựu Vịng thơm Góc phản chiếu
Các điều kiện nhiệt phân phải được tối ưu hóa để thu được biochar cụ thể với các sửa đổi cấu trúc và hóa lý thích hợp để giảm thiểu hoặc tránh tạo thành các biochar không mong muốn hoặc tác động tiêu cực có thể đến sự phát triển của cây hoặc độ phì nhiêu của đất được thể hiện bằng các biện pháp tác động khác nhau (Hình 1.4).