Qua hình 3.12 cho thấy, bề mặt của hai loại biochar được sử dụng trong thí nghiệm tiếp theo rất khác nhau. Trong đó, biochar BCL có cấu khơng đồng nhất về bề mặt nhiều nếp gấp có một số khoảng hổng lớn phân bố khơng đều có thể góp phần tăng diện tích bề mặt của biochar nhưng cũng góp phần giảm khả năng hấp phụ với khí thức khoảng hổng hớn như vậy. Biochar BCC có cấu trúc khá đồng nhất với các khoảng hổng tương đối trịn có kích thước khác nhau đan xen với thành bằng cacbon và giữ được cấu trúc của các mạch cacbon qua đó giúp tăng diện tích bề mặt của BCC, cũng có thể giúp cho BCC có thể có khả năng hấp phụ qua việc các ion thâm nhập sâu vào cấu trúc vật liệu qua khoảng hổng. Nhìn chung, vật liệu cấu tạo của hai loại biochar khác khác nhau do đó cấu trúc bề mặt cũng có sự khác biệt đồng thời các hàm lượng các nguyên tố cũng có sự thay đổi được thể hiện trong bảng 3.4 dưới đây.
Bảng 3.4. Tỷ lệ thành phần hóa học bề mặt của biochar BCL và BCCTỷ lệ thành phần Tỷ lệ thành phần hóa học bề mặt Đơn vị Biochar BCL Biochar BCC Trung bình SD Trung bình SD C % 62,6 1,69 90,5 0,95 O 19,5 1,75 7,29 0,68 Al 1,18 0,14 - - Fe 1,26 0,05 - - Ca 3,69 0,56 1,58 0,31 Mg 0,30 0,04 - -
Qua bảng 3.4 cho thấy, thành phần nguyên tố của hai loại biochar khá khác nhau. Trong đó, biochar BCC chủ yếu tập trung C, O, Ca với tỉ lệ lần lượt là 90,5%; 7,29%; 1,58% diều này có được do BCC được chế tạo từ các cành cam thành phần chủ yếu xenluloza, hemixenluloza, lignin là các hợp chất giàu cacbon giúp tạo thành biochar với tỷ lệ C rất cao cùng với cấu trúc độc đáo được thể hiện trong hình 3.12. Biochar BCL được tạo thành từ cành nhỏ với đường kính <0,5 cm và lá cam do đó tỉ lệ về các hợp chất giàu cacbon như xenluloza, hemixenluloza, lignin thấp hơn nhiều do đó cho thấy tỷ lệ C của BCL thấp hơn BCC với tỷ lệ 62,6% nhưng nguyên tố O lại chiếm tỉ lệ cao hơn BCC với tỷ lệ 19,5%. Với tỷ lệ nguyên tố O và một số nguyên tố khác như Fe, Al, Ca, Mg chiếm tỷ lệ tương ứng 1,18; 1,26, 3,69, 0,3% có thể thấy thành phần ban đầu có chứa lá cam tạo cho biochar BCL như là một dạng phân bón giúp cung cấp một số nguyên tố cần thiết lại cho cây cam và cho đất.
3.3.2. Biochar và sự thay đổi pH củađất thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biochar đến sự thay đổi pH của đất thí nghiệm được trình bày trong bảng 2 (phụ lục 1) và hình 3.13 như sau: