Đặc điểm địa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa cung hầu đến cửa định an (Trang 27 - 31)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. YẾU TỐ TỰ NHIÊN

2.1.3. Đặc điểm địa chất

2.1.3.1. Địa tầng

1. Phụ thống Holocen giữa - Hệ tầng Hậu Giang (m, am)Q22hg

Theo Lê Đức An [1] bề dày của hệ tầng Hậu Giang ở Trà Vinh dao động từ 15m đến 30m, gồm các kiểu nguồn gốc sau:

+ Trầm tích biển (mQ22hg)

Trầm tích chủ yếu là sét bột, bột sét, bột cát xen cát mịn, màu xám tối, xám sáng. Bề dày của trầm tích mQ22

hg dao động từ 6,8m đến 13,7m, độ sâu phân bố từ 12,7m-18m đến 26,4-36,5m. Trầm tích chứa nhiều trùng lỗ: Quinqueloculina ollonga, Elphidium advenum, E. macellum, Ammonia japonica, Asterorotalia pulchella, A. multipinosa, Bolivina dinatata, Bolivina nitida,

+ Trầm tích nguồn gốc sơng biển hỗn hợp- amQ22hg

Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt mịn-trung màu xám đen xen kẹp các lớp bột sét màu nâu, nâu xám hoặc bột-sét có chứa các thấu kính cát mịn có chứa vảy mica và mảnh vỏ sị ốc, đơi chỗ có các ổ mùn thực vật. Trầm tích chứa phong phú các các loài tảo mặn-lợ: Thalassionema nitzschioides, Thalassiosira kozlovii, Nitzschia sicula, Surirella comis, Chalassiosira excentrica, Th. Pacifica, Coscinodiscus lineatus. Tập hợp vi cổ sinh đặc trƣng cho môi trƣờng biển nông ven bờ: Asterorotalia pulchella, As. multipinosa, Ammonia japonica, Quinqueloculina oblonga, Q.seminulina, Trochammina nitida, Bigenerina nodosaria, Elphidium advenum, Nonionina scaph, Pararotalia sp. Trầm tích hệ tầng Hậu Giang là những thành tạo sét bột, bột cát sét, phủ trên các thành tạo hệ tầng Bình Đại với ranh giới chuyển tiếp chỉnh hợp (conformity).

2. Thống Holocen, phụ thống Holocen trên - Hệ tầng Cửu Long (a, am, amb, ab, mb, m) Q23cl

Trầm tích Holocen trên trong khu vực nghiên cứu đƣợc chia thành hai phần: phần dƣới và phần trên. Phần trên là các trầm tích tầng mặt, phân bố ở đáy biển và dải ven bờ. Phần dƣới gồm trầm tích cát bột, bột cát, sét bột phân bố trong lục địa, diện phân bố khá rộng và kéo dài theo đƣờng bờ.

- Trầm tích Holocen trên - phần dưới ( Q23a)

+Trầm tích biển (mQ23a)

Trầm tích biển (mQ23a) phân bố dƣới dạng các “giồng cát”, hình cánh cung, lƣng quay ra phía biển. Các giồng có bề ngang khơng ổn định, rộng nhất đạt 1-2km, hẹp nhất là 200-300m. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn lẫn ít bột màu nâu vàng, chứa các kết hạch pisolit. Vật liệu chủ yếu ở “giồng” ở Trà Vinh là cát hạt mịn đến trung, màu xám vàng, xám nâu lẫn ít bột sét, chứa nhiều mảnh vỡ vỏ sò bảo tồn tốt. Kết quả phân tích tuổi tuyệt đối mẫu vỏ sò tại cửa cống Bàng Đa cách thị trấn Trà Vinh khoảng 10km về phía tây nam có tuổi 14C là 2500 ±70 năm BP. Bề dày trầm tích thay đổi 5-10m.

+ Trầm tích sơng - biển (amQ23a)

Các trầm tích này có diện phân bố rộng nằm bao quanh các giồng cát cổ chắn cửa sông, chủ yếu là nằm về phía trong các giồng cát cổ về phía lục địa. Thành phần chủ yếu là bột sét lẫn cát mịn màu nâu xám có chứa vảy mica. Trong các lỗ khoan ở vùng ven bờ, chúng nằm dƣới các trầm tích Holocen trên-phần trên Q23

2, ở dƣới độ sâu khoảng 3-4m đến 7-8m. Trầm tích chứa tảo, gồm các dạng: Cyclotelaa stylorum, C. striata, Thalassionema nitzschioides; bào tử phấn hoa: Polypodium sp., Cyathea sp., Dicksonia sp. và các vi cổ sinh: Ammonia japonica, Trochammina sp., Pararotalia sp….

- Trầm tích Holocen trên - phần trên:

+ Trầm tích aluvi (aQ23b ).

Tại khu vực nghiên cứu, trầm tích Holocen, phần trên nguồn gốc sơng phân bố chủ yếu tại các bãi bồi ven sông hoặc các cù lao giữa sông hoặc lịng sơng của hệ thống sơng Cửu Long. Thành phần trầm tích chủ yếu là bột-sét xen lẫn cát hạt mịn.

Trầm tích chứa tập hợp bào tử phấn hoa: Lycopodium sp., Sphagnum sp., Cyperus

sp., Pinus sp., Cedrus sp., Melia sp., Taxodium sp., Morus sp. + Trầm tích sơng - đầm lầy (abQ23b)

Trong vùng nghiên cứu, trầm tích sơng-đầm lầy phụ thống Holocen trên- phần trên lộ ra ngay trên bề mặt, có diện phân bố hẹp và ít phổ biến trong vùng nghiên cứu. Thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét màu xám đen chứa tàn tích thực vật.

+ Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sơng - biển (amQ23b) Trên đất liền, trầm tích amQ23

2 khá phổ biến Trà Vinh, với diện lộ lớn ở ven lịng sơng và bắt gặp cả trong lỗ khoan. Bề dày trầm tích amQ23

2 ở vùng ven biển dao động từ 10 đến 20m. Ở vùng ven biển và vào sâu trong nội địa bề dày trầm tích thƣờng bị vát mỏng chỉ cịn khoảng 2-5m, cịn ở vùng gần cửa sơng hiện tại bề dày lớn hơn, thƣờng có quan hệ chuyển tƣớng với trầm tích biển, biển - đầm lầy - sơng cùng mức địa tầng.

Thành phần thạch học chủ yếu là sét bột, bột sét phần dƣới của mặt cắt có lẫn các thấu kính cát hạt mịn, vỏ sị ốc. Hàm lƣợng sét: 70-80%; cát: 20-30%. Trầm tích có màu xám nâu, xám trắng, xám xanh, xám vàng đôi chỗ bị rỉ đốm, loang đỏ vàng, xuống sâu có màu xám, xám xanh và có chứa Foraminifera: Asterorotalia sp.,

Ammonia sp., Elphidium sp.. và bào tử phấn hoa gặp một số dạng: Stenochlaena sp., Acrostichum sp., Microsium sp., Rhizophora sp., Sonneratia sp., Nypa sp., Poaceae, Euphorbiaceae...

+ Trầm tích biển - đầm lầy (mbQ23b)

Trầm tích mbQ23 đầm lầy ven biển hiện đại phân bố rải rác ở các vùng trũng thấp. Tại Trà Vinh chúng nằm xen kẽ với các cồn cát, bề dày của trầm tích mbQ23

2

khoảng 3-4m. Thành phần gồm bùn sét cát màu xám nâu, xám đen lẫn mùn thực vật.

+ Trầm tích sơng - biển - đầm lầy (ambQ23b )

Phân bố ở khu vực trũng thấp ngay cửa sông và gần đƣờng bờ biển hoặc ở các cù lao giữa cửa sơng với diện tích nhỏ. Thành phần là cát, bột, sét màu xám đen có chứa tàn tích thực vật và vỏ sị ốc.

+ Trầm tích biển (mQ23b)

Trầm tích biển phụ thống Holocen trên-phần trên trong khu vực nghiên cứu phân bố ở ven bờ biển và dƣới đáy biển dƣới dạng các giồng cát ven biển (trên lục địa), các bãi cát ở bờ biển (ngoài đƣờng bờ); các cồn cát ngầm chắn cửa sơng và các trầm tích tiền châu thổ.

* Các giồng cát trên đất liền

Hệ thống giồng cát trẻ nhất phân bố dọc các đƣờng bờ biển hiện đại, dƣới dạng hình vịng cung, rẻ quạt với kích thƣớc khác nhau. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát mịn, ít bột, sét và mùn hữu cơ. Tại những vùng xa cửa sông lƣợng hạt mịn tăng dần, bột, sét chiếm ƣu thế. Trầm tích có độ chọn lọc khá tốt, giá trị So dao động từ 1,30 đến 1,9. Md: 0,15-0,4mm, Sk: 0,94-1,1. Thành phần cát chủ yếu là thạch anh: 65-75%, mica: 10-15%, mảnh đá: 12-15%. Độ mài trịn trung bình. Chiều dày các giồng cát 1m đến 3m.

* Các bãi cát và cồn ngầm:

Các bãi cát ngầm phân bố dọc ven biển dƣới dạng các dải cát nằm dọc đƣờng bờ có bề rộng thay đổi từ vài trăm mét đến khoảng 3km, lộ ra khi nƣớc thuỷ triều xuống. Thành phần chủ yếu là cát hạt trung - mịn, độ chọn lọc trung bình. Các thể trầm tích cát phần ngập nƣớc đƣợc hình thành chủ yếu do động lực của sơng và sóng đóng vai trị phân dị, tái vận chuyển và tích tụ nguồn vật liệu trầm tích dƣ thừa của sơng Cửu Long mang tới. Cát có thành phần ít khống và đa khống chủ yếu là thạch anh (65-85%), mảnh đá (15-30%), còn lại hàm lƣợng thứ yếu là fenspat. Thành phần mảnh đá thƣờng gặp nhất là silic, quaczit và đá phiến thạch anh serixit.

* Trầm tích cát bùn tiền châu thổ

Cát bùn là thực thể trầm tích phổ biến hơn các thể cát có mặt trong các mơi trƣờng lịng cửa sông, bãi triều hỗn hợp và tạo thành các trƣờng rộng lớn phân bố ven bờ kế tiếp trầm tích cát tiền châu thổ do kết quả phân dị cơ học. Thành phần độ hạt đa dạng biến thiên từ cát đến sét vì vậy trầm tích có độ chọn lọc tƣơng đối kém (So >2.5).

2.1.3.2. Đặc điểm kiến tạo, địa động lực

Khu vực nghiên cứu nằm trọn trong khối sụt sông Tiền – sông Hậu, chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của đứt gãy sông Hậu và đứt gãy sông Cổ Chiên. Hoạt động tân kiến tạo - địa động lực và các đứt gãy này đã tác động lớn đến q trình lắng đọng trầm tích: các q trình estuary hóa cửa sơng, tăng bề dày trầm tích, động đất…

- Khối sụt sông Tiền – sơng Hậu có móng là các thành tạo tuổi trƣớc kainozoi và bị phân cắt bởi các hệ thống đứt gãy theo phƣơng Đông Bắc – Tây Nam, Tây Bắc – Đông Nam, tạo thành các khối có đặc điểm độ sâu của mặt móng tăng dần từ rìa vào trung tâm.

- Đứt gãy sơng Hậu đƣợc hình thành vào đầu kainozoi, phát triển theo hƣớng Tây Bắc – Đơng Nam, có chiều dài 350km trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam (theo Chu Văn Ngợi và Tạ Trọng Thắng). Đứt gãy sông Hậu ảnh hƣởng đến q trình lắng đọng trầm tích, làm cho khu vực cửa Định An sụt lún mạnh và bị khoét đáy mạnh hơn.

- Đứt gãy sông Cổ Chiên phát triển theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Đứt gãy này chuyển động theo cơ chế trƣợt bằng phải, cánh Đông Bắc nâng tƣơng đối so với cánh Tây Nam. Hiện tại, cửa sông Cung Hầu diễn ra quá trình khoét đáy đang diễn ra mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa cung hầu đến cửa định an (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)