Đặc điểm dân cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa cung hầu đến cửa định an (Trang 32)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. YẾU TỐ NHÂN SINH

2.2.1. Đặc điểm dân cƣ

2.2.1.1. Quy mô và sự phân bố

Trà Vinh là tỉnh có quy mơ dân số nhỏ, năm 2003, số dân tỉnh Trà Vinh chỉ xếp trên tỉnh Bạc Liêu. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, dân số tỉnh Trà Vinh năm 2008 là 1.062.000 ngƣời, đứng thứ 11 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, cao hơn tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Hậu Giang. Dân số Trà Vinh tăng liên lục qua các năm, tốc độ tăng tự nhiên các năm trƣớc khá cao, nhƣng đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Cụ thể năm 1992, tốc độ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 2,12% nhƣng đến năm 2001, tốc độ tăng chỉ còn 1,59%. Mức tăng tuy đã giảm nhƣng vẫn cịn cao hơn so với trung bình cả nƣớc.

Bảng 2.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo huyện/thành phố

Diện tích tự nhiên (km2 ) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/km2 ) 1. Thành phố Trà Vinh 68,16 102.506 1.504 2. Huyện Càng Long 294,09 143.916 489 3. Huyện Cầu Kè 246,62 110.020 446 4. Huyện Tiểu Cần 226,75 109.263 482 5. Huyện Châu Thành 343,39 137.083 399

6. Huyện Cầu Ngang 319,09 131.665 413

7. Huyện Trà Cú 369,92 177.564 480

8. Huyện Duyên Hải 420,07 100.631 240

Tổng số - Total 2.288,09 1.012.648 443

Nguồn: http://niengiam.thongketravinh.vn/home1024.htm

Tuy quy mô dân số nhỏ, nhƣng do diện tích khơng lớn, nên mật độ dân cƣ của Trà Vinh vẫn cao hơn mật độ trung bình của khu vực. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2008, mật độ dân số của tỉnh là 463 ngƣời/km2, trong khi mật độ bình quân của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là 436 ngƣời/km2. Dân cƣ Trà Vinh phân bố không đều. Thị xã Trà Vinh có mật độ cao nhất (1.111 ngƣời/km2

năm 2004). Huyện Duyên Hải có mật độ thấp nhất (219 ngƣời/km2 vào năm 2004). Dân cƣ phân bố thƣa dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Các huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhƣ Càng Long, Cầu Kè có mật độ tƣơng đối cao; các huyện có điều kiện tự nhiên khó khăn nhƣ Cầu Ngang, Duyên Hải có mật độ khá thấp.

2.2.1.2. Cơ cấu dân số

- Xét theo độ tuổi, Trà Vinh là địa phƣơng có dân số trẻ, tỷ lệ trẻ em cao. Ngày nay, mức sinh đã giảm nhƣng kết cấu dân số vẫn trẻ. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, Trà Vinh có 32,59% dân số trong độ tuổi dƣới 15, chỉ có 7,02% dân số trong độ tuổi từ 60 trở lên. Kết cấu dân số trẻ của Trà Vinh đƣợc lý giải bởi tỷ suất sinh thô khá cao trong một thời gian dài, làm gia tăng tốc độ tăng dân số tự nhiên. Dân số trẻ giúp Trà Vinh có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, do kinh tế của tỉnh chủ yếu dự vào nông nghiệp nên số lao động dƣ thừa khá cao, nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết nhƣ: việc làm, y tế, giáo dục.....

Bảng 2.3. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số (‰)

Tỷ lệ sinh Tỷ lệ chết Tỷ lệ tăng tự nhiên

2007 17,52 5,45 12,07 2008 16,86 4,85 12,01 2009 16,31 5,75 10,56 2010 15,60 4,50 11,10 2011 15,57 4,48 11,09 Nguồn: http://niengiam.thongketravinh.vn/home1024.htm

- Xét về giới tính, dân số Trà Vinh có nữ nhiều hơn nam, tuy nhiên, mức chênh lệch không đáng kể và không thay đổi nhiều qua các năm. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2004, số nữ trung bình của tỉnh là 521.200 ngƣời, chiếm 50,7% dân số toàn tỉnh; năm 2008, số nữ trung bình của tỉnh là 557.200 ngƣời, chiếm 52,5% dân số toàn tỉnh.

- Về dân tộc, Trà Vinh là địa bàn có nhiều dân tộc cùng cƣ trú. Ngƣời Khmer ở Trà Vinh chiếm khoảng 30% dân số tỉnh, đông nhất so với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; tuyệt đại bộ phận ngƣời Khmer ở Trà Vinh sinh sống bằng nghề nông, trồng lúa nƣớc là chủ yếu và sống tập trung trên những con giồng cao, bao quanh bởi chi chít mƣơng rạch nhỏ. Ngƣời Hoa ở Trà Vinh số lƣợng không nhiều, chiếm khoảng hơn 1% dân số tỉnh. Ngƣời Kinh chiếm khoảng 68,8% dân số tỉnh. Một số ít cịn lại là các dân tộc Chăm, Tày, Nùng.

- Về lực lƣợng lao động, Trà Vinh có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Theo số liệu của Sở Lao động - Thƣơng binh - Xã hội tỉnh Trà Vinh, năm 2004 lực lƣợng lao động của tỉnh có 638.000 ngƣời; trong đó 43.000 ngƣời thiếu việc hoặc có việc làm không thƣờng xuyên và 14.000 ngƣời thất nghiệp. Hàng năm có khoảng 10.000 lao động của tỉnh tìm kiếm việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Bảng 2.4. Số lao động được tạo việc làm trong năm (người)

Năm Tổng số Chia ra Nam Nữ 2007 60.505 26.258 34.247 2008 60.135 27.062 33.073 2009 65.000 29.051 35.949 2010 54.722 26.457 28.265 2011 50.824 23.776 27.048 Nguồn: http://niengiam.thongketravinh.vn/home1024.htm 2.2.2. Đặc điểm kinh tế

2.2.2.1. Nông, lâm, ngư nghiệp

Là tỉnh thuần nơng, kinh tế nơng nghiệp và thủy sản vẫn đóng vai trị chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Trà Vinh có gần một nửa diện tích nằm trong vùng bị nhiễm mặn. Những năm gần đây, tỉnh đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản trên diện tích khơng phù hợp cho trồng trọt. Các vùng này đều chuyển sang nuôi tơm sú với các mơ hình mới mang lại hiệu quả cao. Các vùng nƣớc ngọt nhƣ: Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long, thị xã Trà Vinh nuôi tôm càng, cá tra, cá ba sa và các loại thủy sản khác.

Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng khai thác, ni trồng thủy sản

TỈNH TRÀ VINH I. Sản lƣợng thuỷ sản khai thác 65.157 63.898 68.255 65.477 58.008 1. Sản lƣợng hải sản (nƣớc mặn, lợ) 50.209 49.736 53.932 54.046 47.126 - Cá 16.157 15.166 9.716 11.416 12.685 - Tôm 8.738 8.748 7.500 9.091 9.381 - Thủy sản khác 25.314 25.822 36.716 33.539 25.059 2. Sản lƣợng thủy sản nƣớc ngọt 14.949 14.162 14.323 11.430 10.882 - Cá 3.660 3.505 5.312 3.568 4.402 - Tôm 2.182 1.930 1.590 642 581 - Thủy sản khác 9.017 8.726 7.422 7.221 5.900

II. Sản lƣợng thuỷ sản nuôi

trồng 40.174 48.124 66.189 73.900 75.980 - Cá 27.903 31.312 45.666 47.587 47.404 - Tôm 4.928 9.574 14.884 19.688 24.142 - Cua 387 1.128 1.610 1.875 2.375 - Thủy sản khác 6.955 6.110 4.030 4.750 2.059 Nguồn: http://niengiam.thongketravinh.vn/home1024.htm

2.2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Hiện nay tỉnh đang tiến hành đầu tƣ kết cấu hạ tầng cơ sở để thu hút các nhà đầu tƣ. Đặc biệt tỉnh đang đầu tƣ mặt bằng đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Cổ Chiên.

Đối với thủ công nghiệp, làng nghề cũng đƣợc quan tâm phát triển nhƣ: chế biến thủy sản, tỉnh Trà Vinh vẫn cịn duy trì đƣợc các làng nghề nhƣ: dệt chiếu, đan lát, khai thác sản xuất vật liệu

2.2.2.3. Thương mại, dịch vụ và du lịch

Thương mại và dịch vụ đứng hàng thứ 2 trong cơ cấu GDP của tỉnh và đang

có chiều hƣớng tăng dần tỷ trọng

Kim ngạch xuất khẩu đạt 130 triệu USD, trong đó xuất khẩu trực tiếp ƣớc đạt 90 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: gạo các loại, tôm đông lạnh, cá fillet, chả cá Surimi, mực, bạch tuột, tơ xơ dừa, than gáo dừa, than hoạt tính, cơm dừa nạo sấy, dừa trái, hoá chất, bảng kẽm, vật tƣ ngành in...Giá trị kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 10 triệu USD chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên liệu.

Về du lịch, tỉnh Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá

vật thể và phi vật thể của ngƣời Khmer rất hấp dẫn khách du lịch. Ngƣời Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống nhƣ mừng năm mới, lễ cúng ông bà, lễ cúng trăng, lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phƣớc và các phong tục tập qn có giá trị văn hố khác. Ngồi ra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có đến 140 ngơi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo, hài hịa thiên nhiên, trong đó tiêu biểu có: chùa Âng, chùa Hang, chùa Nơdol (cịn gọi là chùa Cị) vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cƣ trú của hàng ngàn con cị và nhiều lồi chim quý khác, chùa Samrônge, tƣơng truyền đƣợc xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tƣợng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer…..

Chƣơng 3.

BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA HÌNH ĐỚI BỜ BIỂN KHU VỰC TỪ CỬA CUNG HẦU ĐẾN CỬA ĐỊNH AN TRONG HOLOCEN MUỘN

3.1. BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH HOLOCEN MUỘN 3.1.1. Đặc điểm trầm tích 3.1.1. Đặc điểm trầm tích

Các vật liệu trầm tích phân bố phân bố ở những nơi có dịng chảy, những bồn trũng. Mỗi loại trầm tích đều tuân theo quy luật phân dị trầm tích và đều có lịch sử hình thành riêng. Đặc điểm trầm tích (nhƣ thành phần độ hạt, thành phần khống vật, độ mài trịn hạt vụn…) góp phần lý giải đƣợc q trình lắng đọng, di chuyển của vật liệu trầm tích, đồng thời phần nào suy đoán địa hình trong quá khứ. Đặc điểm trầm tích khu vực nghiên cứu đƣợc chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn Holocen muộn phần sớm (trong phạm vi phần đất liền) và giai đoạn Holocen muộn phần muộn (trong phạm vi phần ngập nƣớc).

3.1.1.1. Phân loại

Đặc điểm trầm tích đƣợc xem xét trên hai phƣơng diện: Kiểu trầm tích và tên đá gọi theo thành phần khống vật.

1/ Kiểu trầm tích

Kiểu trầm tích đƣợc phân theo cấp hạt, còn tên đá đƣợc gọi theo thành phần khống vật. Có nhiều cách phân loại kiểu trầm tích khác nhau song nguyên tắc chung là xây dựng các biểu đồ tam giác. Mỗi đỉnh của tam giác đƣợc biểu thị một nhóm cấp hạt ví dụ nhƣ: sạn, cát và bùn hoặc cát, bột và sét.

Phân định các nhóm cấp hạt ở trên thế giới dùng không thống nhất với nhau. Ở Nga ngƣời ta dùng ranh giới theo thập phân: L = - lgd. Trong đó d là kích thƣớc hạt (mm).

- >1000mm: khối - 1000 – 100 mm : tảng - 100 – 10 mm: cuội - 10 – 1 mm : sạn - 1 – 0.1 mm : cát

- 0.1 – 0.01 : bột - < 0.01 mm : sét

Ở Mỹ và các nƣớc Phƣơng Tây sử dụng phân cấp độ hạt theo Folk: ф = - log2d. Trong đó d là kích thƣớc của hạt (mm).

Bảng 3.1. Phân loại độ hạt theo thang ф và d

Cấp hạt milimet phi () Sạn Sạn > 2 < -1 Cát Rất thô 2 - 1 -1 - 0 thô 1 - 0.5 0 - 1 Trung 0.5 - 0.25 1 - 2 Mịn 0.25 - 0.125 2 - 3 Rất mịn 0.125 - 0.0625 3 - 4 Bùn Bột Thô 0.0625 - 0.031 4 - 5 Trung 0.031 - 0.0156 5 - 6 Mịn 0.0156 - 0.0078 6 - 7 Rất mịn 0.0078 - 0.0039 7 -8 Sét < 0.0039 > 8

2/ Tên đá được xác định dựa theo thành phần khoáng vật vụn

Trƣờng 1: cát đơn khoáng thạch anh. Trƣờng 2: cát ít khống thạch anh fenspat Trƣờng 3: cát đa khoáng thạch anh litic Trƣờng 4: cát đa khoáng fenspat litic Trƣờng 5: cát đa khống litic fenspat

Hình 3.1. Phân loại thạch học theo khống vật của trầm tích cát (theo Pettijohn, Trần Nghi)

Các khoáng vật vụn đƣợc sử dụng để gọi tên đá của nhóm đá vụn cơ học gắn kết là thạch anh (Q), fenspat (F) và mảnh đá (R). Trong trầm tích vụn cơ học bở rời không phân biệt hai nhóm arko và grauvac mà chỉ gọi chung là đơn khống, ít khống và đa khống. Có thể sử dụng biểu đồ phân loại của Pettijhon,1973 đối với nhóm đá arcko để gọi tên đá cho các kiểu trầm tích cuội, sạn, cát và bột.

3.1.1.1. Đặc điểm trầm tích Holocen muộn phần sớm (Q23a)

Trầm tích Holocen muộn đới ven biển phân bố trên tầng mặt ở độ sâu từ 0- 10m tùy thuộc vào thành phần thạch học và tƣớng trầm tích.

Có 5 kiểu trầm tích cơ bản trong phạm vi nghiên cứu: Cát, cát bột, bột cát, bùn, than bùn

1. Trầm tích cát

Trầm tích cát phân bố theo hình vịng cung quay ra biển rất đặc trƣng gọi là các giồng cát – tàn dƣ của các cồn chắn cửa sông cổ hoặc các cồn nổi giữa sơng có dạng thấu kính kéo dài vng góc với đƣờng bờ biển hiện đại, cao từ 2-6m. Cát có độ chọn lọc tốt (So <1.6), mài trịn từ trung bình đến tốt (Ro = 0.4-0.7). Hàm lƣợng cấp hạt cát chiếm tỷ lệ khá cao từ 70-90%, còn lại là cấp hạt bột và một phần rất nhỏ là cấp hạt sét. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh (50-70%), fenspat (10-20%) và cịn lại là mảnh đá.

2. Trầm tích cát bột

Trầm tích cát bột phân bố ở rìa các giồng cát, các cồn nổi giữa sông cổ và các bãi triều cát cổ. Thành phần độ hạt chủ yếu là cát và bột chiếm trên 70%, còn lại một tỷ lệ nhỏ là sét. Độ chọn lọc của trầm tích cát bột kém hơn trầm tích cát (So > 2.8) do chứa nhiều thành phần cấp hạt thể hiện chế độ thủy động lực của môi trƣờng không đồng nhất và thay đổi khá phức tạp.

3. Trầm tích bột cát

Trầm tích bột cát là thành phần chính của đồng bằng châu thổ. Thành phần chủ yếu là bột chiếm từ 50-70%, cấp hạt còn lại là cát và sét. Trầm tích có độ chọn

lọc kém (So > 3.0) đặc trƣng cho môi trƣờng đồng bằng châu thổ có dịng chảy đa chiều và động lực thay đổi rất nhanh trong thời gian đồng bằng bị ngập lụt.

4. Trầm tích bùn và than bùn

Trầm tích bùn và than bùn cộng sinh với nhau trong các tƣớng bùn đầm lầy ven biển và đầm lầy tạo than ven biển. Các rừng ngập mặn liên tục bị chơn vùi từ phía đất liền ra biển đã tạo nên các vỉa than bùn dạng đẳng thƣớc phân bố rất nơng từ 3-8m. Trầm tích bùn màu đen chứa hàm lƣợng lớn di tích vật liệu thực vật thƣợng đẳng nhƣ cành cây, lá cây, rễ cây và than bùn.

3.1.1.2. Trầm tích Holocen muộn phần muộn (Q23b)

Trầm tích Holocen muộn phần ngập nƣớc thuộc Holocen muộn phần muộn (Q23b) đƣợc thành tạo trong môi trƣờng châu thổ ngập nƣớc hiện đại (tiền châu thổ và sƣờn châu thổ) bao gồm 4 kiểu trầm tích tiêu biểu: Cát, cát bùn, bùn và bùn cát.

1. Cát

Cát phân bố chủ yếu ở các cồn chắn cửa sông và bãi triều cát hiện đại. Chúng có độ chọn lọc tốt (So < 1.8) và mài trịn trung bình (Ro = 0.4 – 0.6). Các thể trầm tích cát phần ngập nƣớc đƣợc hình thành chủ yếu do động lực của sơng và sóng đóng vai trị phân dị, tái vận chuyển và tích tụ nguồn vật liệu trầm tích dƣ thừa của sơng Cửu Long mang tới. Cát có thành phần ít khống và đa khoáng chủ yếu là thạch anh (65-85%), mảnh đá (15 – 30%), còn lại hàm lƣợng thứ yếu là fenspat. Thành phần mảnh đá thƣờng gặp nhất là silic, quaczit và đá phiến thạch anh serixit.

2. Cát bùn

Cát bùn phổ biến hơn cát có mặt trong các mơi trƣờng lịng cửa sơng, bãi triều hỗn hợp và tạo thành các trƣờng rộng lớn phân bố ven bờ kế tiếp trầm tích cát tiền châu thổ do kết quả phân dị cơ học. Thành phần độ hạt đa dạng biến thiên từ cấp hạt cát đến cấp hạt sét vì vậy trầm tích có độ chọn lọc tƣơng đối kém (So >2.5). Trong trầm tích cát bùn tỉ lệ hàm lƣợng vỏ động vật thân mềm sống tại chỗ bảo tồn tốt luôn luôn cao hơn vụn sinh vật ngoại lai bảo tồn kém.

3. Bùn

Trầm tích bùn phân bố ở độ sâu 18-22m nƣớc thuộc đới sƣờn châu thổ có địa hình khá dốc so với đới cát bùn tiền châu thổ có địa hình tƣơng đối thoải. Bùn là sản phẩm phân dị và lắng đọng của vật liệu trầm tích lơ lửng do sơng Cửu Long mang tới, đồng thời chịu sự phân dị dọc bờ từ hƣớng đơng bắc đến tây nam do dịng chảy ven bờ hiện đại. Với thành phần lục nguyên phức tạp nhƣ vậy lại bị trộn thêm một lƣợng đáng kể hạt vụn laterit và vụn vỏ sị nên độ chọn lọc của trầm tích bùn rất kém (So > 3.5).

4. Bùn cát

Trầm tích bùn cát phân bố ở độ sâu 20-25m nƣớc thuộc đới pha trộn giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa cung hầu đến cửa định an (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)