Sự phân bố của một số thành phân vi lượng trong nước ngầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các đặc điểm hóa lý của nước ngầm tại hai mặt cắt thuộc huyện phúc thọ, phía nam sông hồng hà nội góp phần giải thích nguyên nhân hành thành ô nhiễm asen (Trang 55 - 57)

àm lượng Fe trong khu vực cũng tương đối cao, 50% số mẫu vượt tiêu chuẩn cho nước ngầm (5mg/L) và so với tiêu chuẩn của bộ Y tế cho nước ăn uống thì có tới

74% số mẫu có hàm lượng trên mức tiêu chuẩn (0,3mg/L). Một nghiên cứu ở xã Trung Châu, huyện an Phượng, gần khu vực nghiên cứu của luận văn này, cho thấy nồng độ Fe trong nước ngầm tương đối cao từ 1-45mg/L, với 17/20 mẫu có hàm lượng Fe vượt từ 2-5 lần so với quy chuẩn cho nước ngầm và mẫu có hàm lượng As cao nhất quan sát được ở các vị trí gần sơng Hồng với nồng độ khoảng 36µg/L. Các kết quả nghiên cứu thể hiện rằng đây là khu vực có nồng độ sắt và asen tương đối cao và As phân bố chủ yếu ở khu vực có trầm tích trẻ gần sơng. [2]

Những khu vực có asen cao thì sắt cũng có hàm lượng cao (bờ phải sông áy) cho thấy mối tương quan giữa Fe và s trong môi trường khử của nước ngầm, điều này đã được nêu trong rất nhiều các nghiên cứu trong nước và thế giới [16, 27, 39]. Tuy nhiên, nồng độ sắt cao cịn được tìm thấy ở một số khu vực có hàm lượng As thấp (bờ trái sông áy). Mối tương quan nghịch của As và Fe là vấn đề hiện cịn chưa thể giải thích rõ ràng, chúng ta cần tìm hiểu vấn đề này thơng qua mối quan hệ với các thành phần khác của nước ngầm cũng như đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực.

Sự phân bố của PO43- tương tự như Fe và s (hình 3.5). PO43- có nồng độ khá thấp chỉ từ dưới 0,05-2,3mg/L. Xu hướng phân bố của PO43- và Fe khá giống nhau do hầu hết photphat được giải phóng trong q trình khử Fe oxit [16]. Mối tương quan thuận giữa asen và photphat hình thành do sự cạnh tranh hấp trên bề mặt khoáng và giải phóng asen vào nước ngầm. Theo nghiên cứu của Helle (2011, 2012), PO43– có tính chất hóa học tương tự với asenat và asenit nhưng lại có độ linh động lớn hơn nên chúng có thể cạnh tranh với các anion này của As về vị trí hấp phụ trên bề mặt các khống trong trầm tích tầng chứa nước [22, 23].

Nồng độ Mn2+ trong nước ngầm tương đối thấp, từ dưới 0,1-4,5mg/L, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn (24mg/L). Mn2+ phân bố khá đồng đều trên khu vực nghiên cứu và ngược với sự phân bố của Fe, thể hiện mối tương quan nghịch của nguyên tố này với As (bên bờ phải sông áy). ghiên cứu của tác giả Sankar (2014) và Harald (2014) ở Tây Bengal cũng cho thấy rằng ở khu vực As cao có nồng độ Mn2+ thấp, tác giả đã giả thiết rằng do sự phân hủy của vật chất hữu cơ trong tầng

trầm tích trẻ hình thành CO2 dẫn đến hàm lượng cacbonat hòa tan cao, kiểm sốt khả năng hịa tan của Mn thông qua việc tạo kết tủa của rhodochrosite (MnCO3) trong nước ngầm. Mangan cũng là một nguyên tố có tác động xấu tới sức khỏe con người nếu tiếp xúc với nồng độ cao và thời gian dài nhưng ít độc hơn s. Do vậy khi nguồn nước As thấp chưa chắc đã an toàn để sử dụng [21,32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các đặc điểm hóa lý của nước ngầm tại hai mặt cắt thuộc huyện phúc thọ, phía nam sông hồng hà nội góp phần giải thích nguyên nhân hành thành ô nhiễm asen (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)