.Phương pháp điều tra khảosát thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho 3 phường hội hợp, đồng tâm và tích sơn của thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 38)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 .Phương pháp điều tra khảosát thực địa

Đề tài đã thực hiện việc khảo sát thực tế, đánh giá chung về hiện trạng thu gom và xử lý nước thảisinh hoạt trong phạm vi khu vực nghiên cứu, trên cơ sở khảo sát đã lựa chọn các địa điểm lấy mẫu nước thải phù hợp để phân tích các thơng số môi trường phục vụ cho đề xuất giải pháp xử lý thích hợp.

Các đối tượng các khảosát là:

- Hệ thống thu gom, thoátnước và xử lý nước thải từ các hộ dân, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn...

- Các khu vực có khả năng tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư

vùng nghiên cứu như các ao/hồ/đầm.

-Hệ thống thu gom đấu nối nước thải từ các hộ dân ra hệ thống cống thoát

nước chung của thành phố.

- Các điểm xả nước thải củahộ dân ra hệ thống thoát nước; các điểm xả của hệ thống thoát nước ra hệ thống ao/hồ tiếp nhận nước thải.

2.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn và xử lý phiếu điều tra

Tiến hành điều tra theo bảng hỏi với 325 hộ dân trong khu vực 3 phường Hội Hợp, Đồng Tâm và Tích Sơn (Hội Hợp 112 phiếu; Đồng Tâm 95 phiếu và Tích Sơn 118 phiếu).

Nội dung được điều tra bao gồm các thơng tin chung về hộ gia đình; hiện trạng hệ thống thu gom, thốt nước và xử lý nước thải sinh hoạt và những ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng,... (mẫu phiếu điều tra được đính kèm trong phụ lục luận văn)

Các đối tượng được lựa chọn điều tra rất đa dạng, bao gồm những người dân, một số doanh nghiệp và nhà hàng đang sinh sống và sinh hoạt tại khu vực 3 phường.

Kết quả điều tra được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

2.2.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng nước thải

Để đánh giá được chất lượng nước thải hiện nay tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp xử lý thích hợp. Đề tài đã tiến hành khảo sát về hiện trạng xả thải từ các hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, các hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt hiện nay. Trên cơ sở khảo sát cho thấy, lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu diễn ra ở 3 thời điểm trong ngày là buổi sáng sớm, buổi trưa và buổi tối(Đây là những thời điểm người dân thường xuyên sử dụng nước nhất trong ngày). Vì vậy đề tài đã tiến hành lấy mẫu nước thải tại 3 thời điểm này.

Các vị trí lấy mẫu được lựa chọn là các điểm thoát thải tập trung từ các khu, xóm hay cụm dân cư trên địa bàn 3 phường. Mỗi phường được lấy mẫu tại 6 vị trí và tần suất lấy mẫu là 3 lần vào các buổi sáng, trưa, chiều tối:

- Phường Hội Hợp lấy các mẫu gồm: HHS(X), HHT(X), HHC(X). - Phường ĐồngTâm lấy các mẫu gồm: ĐTS(X), ĐTT(X), ĐTC(X). - Phường TíchSơn lấy cácmẫu gồm: TSS(X), TST(X), TSC(X). Trong đó (X) là vị trí lấy mẫu từ 1 đến 6 trong khu vực từng phường. Sơ đồ vị trí lấy mẫu cụ thể ở hình sau:

Hình 2.1: Vị trí lấy mẫu NTSH

Hình 2.2: Lấy mẫu nước thải tại 3 phường Đồng Tâm, Hội Hợp và Tích Sơn

21°18'41"N 105°35'11"E 21°18'21"N 105°35'15"E 21°18'20"N 105°35'14"E 21°18'21"N 105°34'19"E 21°18'21"N 105°35'15"E 21°18′01.2″N 105°34′59.2″E 21°17′31.5″N 105°35′17″E 21°17′45.2″N 105°34′52.6″E 21°18′10″N 105°34′45.6″E 21°18′18.7″N 105°34′36.5″E 21°18′31.4″N 105°34′32.8″E 21°18′23.1″N 105°34′20.1″E 21°17′55.7″N 105°33′30″E 21°17′58″N 105°33′56.4″E 21°17′51.1″N 105°34′25.1″E 21°17′17.1″N 105°34′02.2″E 21°17′40.2″N 105°33′45.5″E 21°17′33.6″N 105°33′08.8″E

Bảng 2.1: Vị trí các điểm lấy mẫu NTSH Ký hiệu Ký hiệu mẫu Vị trí Tên mẫu Vị trí TS1 21°18'20"N 105°35'14"E Gần đường Hùng Vương ĐT4 21°17′31.5″N 105°35′17″E Gần Trường ĐH CNGTVT TS2 21°18'21"N 105°35'15"E

Khu dân cư Xóm gạch ĐT5

21°17′45.2″N 105°34′52.6″E Tổ dân phố Đông Hợp

TS3

21°18'41"N 105°35'11"E Gần trường mầm non Hoa Sữa

ĐT6 21°18′10″N 105°34′45.6″E KDC gần viện QĐ 109 TS4 21°18'21"N 105°35'15"E Gần đường Hùng Vương HH1 21°17′33.6″N 105°33′08.8″E Khu An Phú TS5 21°18'21"N 105°34'19"E Gần đường Lê Lợi

HH2

21°17′58″N 105°33′56.4″E Xóm Tiên

TS6

21°18′01.2″N 105°34′59.2″E Gần khu điều dưỡng 325

PKKQ HH3 21°17′40.2″N 105°33′45.5″E Xóm Lẻ ĐT1 21°18′23.1″N 105°34′20.1″E Gần ngã ba QL2C cũ HH4 21°17′55.7″N 105°33′30.4″E Đường Lê Khôi

ĐT2 21°18′18.7″N 105°34′36.5″E Sau đường Hùng Vương

HH5

21°17′51.1″N 105°34′25.1″E Xóm Núi

ĐT3 21°18′31.4″N 105°34′32.8″E

Khu dân cư gần Chợ Cói HH6

21°17′17.1″N 105°34′02.2″E Gần Đầm Cói

Q trình lấy mẫu được thực hiện theo đúng hướng dẫn của TCVN 5999:1995 về chất lượng nước: Hướng dẫn lấy mẫu nước thải; mẫu sau khi lấy được bảo quản theo TCVN 6663-3:2008 về hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. Mẫu được phân tích tại phịng thí nghiệm phân tích chất lượng mơi trường thuộc Viện Công nghệ Môi

trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Các phương pháp phân tích các thơng số mơi trường cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.2: Các phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm

TT Thơng số Phương pháp phân tích

1 pH TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994

2 TSS TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) - bằng cách lọc qua lọc sợi thủy tinh

3 BOD5 TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003) - Phương pháp pha lỗng và cấy có bổ sung allythioure

4 NO3- TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1988) - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic.

5 NH4+ TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ

6 PO43- CVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) - Phương pháp sắc kí lỏng ion

7 Dầu mỡ TCVN 7875:2008 -Phương pháp chiếu hồng ngoại

8 Coliform TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990(E))- Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform

9 Chất hoạt động bề mặt

TCVN 6336:1998 (ASTM D 2330:1988) - Phương pháp thử chất hoạt dộng bề mặt bằng metylen xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho 3 phường hội hợp, đồng tâm và tích sơn của thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)