Tình hình ứng dụng GIS trong quản lý thông tin đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (thực nghiệm tại phường lộc vượng, thành phố nam định, tỉnh nam định) (Trang 25 - 29)

1.3 Khả năng ứng dụng của GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

1.3.3 Tình hình ứng dụng GIS trong quản lý thông tin đất đai

a. Trên thế giới

Trên thế giới,GIS đƣợc hình thành vào những năm 1960, đƣợc xây dựng trên nền tảng khoa học về địa lý,cho đến nay công nghệ GIS đang đƣợc ứng dụng ngày

càng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực nhƣ quản lý tài nguyên môi trƣờng, quản lý các dịch vụ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thông tin đất đai. Một số ứng dụng GIS trong công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất nhƣ: thành phố Brno, Cộng hoà Czech, đã dùng công nghệ GIS để phát triển quy hoạch tổng thể của thành phố và hiển thị thông tin theo cơ sở dữ liệu GIS địa chính của thành phố. Những dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất đƣợc thu thập từ những quan trắc không gian đƣợc xử lý trong hệ GIS, lập bản đồ hiện trạng, kèm đó là những số liệu phân tích. Dựa vào đó các nhà quy hoạch có thể dễ dàng quản lý và phát triển các kế hoạch sử dụng đất hợp lý [30].

Tại Hàn Quốc, hệ thống thông tin quản lý đất đai (LMIS) đã đƣợc thiết lập vào năm 1998. Mục đích của LMIS là cung cấp thơng tin đất đai, tăng hiệu quả cho quản lý đất công, và hỗ trợ thiết lập các chính sách quy hoạch đất đai của Chính phủ. Cơ sở dữ liệu này bao gồm một khối lƣợng lớn các dữ liệu khơng gian nhƣ địa hình, địa chính và hiện trạng sử dụng đất cấp huyện.

Hiện nay, mỗi chính quyền địa phƣơng đang vận hành máy chủ dữ liệu riêng của mình. Tại hệ thống thông tin quản lý đất đai, công nghệ thông tin mở đã đƣợc giới thiệu để cho phép truy cập miễn phí các chƣơng trình ứng dụng khác nhau làm việc với các ngôn ngữ khác nhau từ các nền tảng khác nhau và phân tán thông tin giữa máy chủ dữ liệu và các máy tính để bàn thơng qua Internet, các cơ quan cơng quyền có thể truy cập cơ sở dữ liệu thơng tin đất đai thông qua một mạng lƣới thơng tin của chính phủ quản lý, và cơng chúng có thể truy cập một cách dễ dàng [19].

Sở Phát triển Nhà và Ðô thị Adelaide tại Australia sử dụng GIS để phân tích xu hƣớng xây dựng của thành phố, từ đó chỉ ra sự mở rộng của thành phố và ảnh hƣởng của nó đối với cơ sở hạ tầng và bất động sản [30].

Nhƣ vậy, với việc ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành, mọi lĩnh vực đời sống của con ngƣời, GIS đƣợc các nhà quản lý ƣu tiên lựa chọn với vai trị nhƣ một cơng cụ hỗ trợ cho việc quản lý cũng nhƣ lập kế hoạch hoạt động. Hiện nay, với những ƣu điểm vƣợt trội của mình, GIS khơng chỉ dừng lại ở một quốc gia đơn lẻ mà cịn mang tính tồn cầu hóa.

b. Tại Việt Nam

Ở nƣớc ta, ứng dụng GIS đã đƣợc nghiên cứu vào những năm 1980. Các đề tài nghiên cứu ứng dụng GIS ở nhiều lĩnh vực khác nhau chủ yếu là trong quy

hoạch, quản lý tài nguyên, đánh giá tác động môi trƣờng quản lý sử dụng đất. Một số phần mềm lớn của GIS: Microstation, Mapping Office, MapInfo, ArcInfo,... đƣợc sử dụng để biên tập và quản lý bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Trong lĩnh vực lập quy hoạch, GIS đã đƣợc áp dụng trực tiếp vào một số dự án điển hình do Bộ Xây dựng chủ trì nhƣ tập bản đồ quy hoạch các đơ thị Việt Nam thời kỳ 1996 – 2020, Atlas quy hoạch các khu công nghiệp Việt Nam (1997 – 1999) quy hoạch xây dụng Vùng thủ đô (2005 –2008), chiến lƣợc phát triển đô thị (2006 – 2008)… [27].

Dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng “Xây dựng CSDL và hệ thống thông tin môi trƣờng lƣu vực hệ thống sông Đồng Nai” đã xây dựng CSDL lƣu vực hệ thống sơng Đồng Nai gồm có: CSDL nền địa lý, CSDL hiện trạng mơi trƣờng, CSDL nguồn thải, CSDL thủy hệ [25].

Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thơng tin địa hình - thủy văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Trung tâm Viễn thám Quốc gia - Bộ TN&MT làm chủ đầu tƣ. Sản phẩm chính của Dự án bao gồm: Cơ sở dữ liệu về hệ thống bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/5000 trong hệ tọa độ quốc gia VN2000, với các lớp thông tin (cơ sở tốn học, thủy văn, giao thơng, dân cƣ, thực phủ và địa giới hành chính), cơ sở dữ liệu bình đồ ảnh số tỷ lệ 1/5.000, cơ sở dữ liệu về mơ hình số độ cao (DEM) độ chính xác 0,2 m đối với khu vực có nguy cơ ngập lụt và độ chính xác 0,4 m đối với khu vực còn lại, cơ sở dữ liệu về mạng lƣới độ cao hạng III đƣợc bình sai trong hệ thống độ cao mới. Các công cụ quản trị và hỗ trợ khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu, bao gồm hệ thống phần mềm quản trị; hệ thống phân tích, xử lý và mơ hình hóa dữ liệu phục vụ giải các bài toán về quy hoạch và phòng chống lũ lụt; phần mềm dự báo, cảnh báo ngập lụt...; hệ thống tra cứu, tổng hợp thông tin và phân phối dữ liệu trên mạng diện rộng Intranet/Internet [26]. Tuy nhiên, các ứng dụng này chỉ thực hiện với mục đích thử nghiệm trên quy mơ nhỏ lẻ, chƣa thật sự mang lại hiệu quả.

Trong lĩnh vực quản lý đất đai, GIS cũng đã đƣợc ứng dụng để hỗ trợ công tác quản lý ở các địa phƣơng. Tuy nhiên, việc ứng dụng chƣa thực sự mang lại hiệu quả cao do thiếu thông tin, dữ liệu không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên dẫn đến khó

khăn trong việc xây dựng CSDL. Ngồi ra, việc ứng dụng GIS chỉ áp dụng ở cấp tỉnh, còn cấp huyện và cấp xã chƣa thực sự đƣợc quan tâm.

Hiện nay, hệ thống quản lý thông tin đất đai ở nƣớc ta còn cồng kềnh, kém hiệu quả. Vì vậy, việc tiếp cận và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào công tác quản lý đƣợc xem là một biện pháp hữu hiệu. Việc xây dựng CSDL đất đai thống nhất toàn quốc đã và đang đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng triển khai với mục tiêu đƣa tin học hóa vào ứng dụng phát triển ngành. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ trong việc xây dựng CSDL ở các địa phƣơng chƣa đồng bộ và thích hợp do khơng có hệ thống cập nhật thƣờng xun, khơng đƣợc duy trì lâu dài bởi khơng có điều kiện để nâng cấp hệ thống. Do đó, để xây dựng đƣợc hệ thơng thơng tin đất đai đáp ứng đƣợc nhu cầu tra cứu, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau thì u cầu đặt ra là chúng ta phải xây dựng hệ thống thông tin đất đai theo chuẩn thống nhất, phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên theo thực trạng, hệ thống thông tin đất đai phải phù hợp với đặc thù quản lý đất đai ở nƣớc ta để chúng ta có thể khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đặc biệt này.

CHƢƠNG II

ỨNG DỤNG GIS TRONG CHUẨN HÓA DỮ LIỆU

PHỤC VỤ XÂY DỰNG CSDL ĐẤT ĐAI PHƢỜNG LỘC VƢỢNG, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (thực nghiệm tại phường lộc vượng, thành phố nam định, tỉnh nam định) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)